Mẹ chồng phát rồ vì nàng dâu nuôi con kiểu Tây

23/11/2011 15:59
Mỗi lần Nguyên đưa con đi tắm nắng, mẹ chồng lại rít lên: "Cô lại đày cháu tôi đấy phải không! Trời ơi, thằng bé sinh vào giờ gì mà số nó khổ thế không biết"
Du học ở Mỹ về, Nguyên rất ngưỡng mộ cách chăm sóc con nhỏ của người Mỹ. Vì vậy, ngay sau khi hạ sinh được cậu ấm, Nguyên quyết định sẽ chăm sóc theo cách của mình.

Nuôi con thành “Tây lai”

Không cho con bú sữa mẹ, cho trẻ ăn cơm từ khi chưa đầy tuổi, hóng gió ngay từ lúc lọt lòng… Đến tuổi đi học, trẻ lại được đưa vào trường quốc tế dù các bậc cha mẹ mệt bở hơi tai để kiếm tiền đóng học. Nuôi con thành "Tây lai" hiện đang được nhiều cặp vợ chồng trẻ áp dụng. Nhưng cách nuôi dạy con theo phương pháp này liệu có phù hợp với môi trường Việt Nam?
Mới sinh con được hơn 1 tháng, Nguyên đã áo hai dây, lái ôtô rồi xách theo cậu con trai nằm lọt thỏm trong chiếc giỏ mây ra quán cà phê buôn chuyện với bạn. Bà mẹ chồng bất lực chỉ biết tru tréo chửi đổng cậu con trai trước sự bướng bỉnh của con dâu.
Vì ngưỡng mộ cách chăm sóc con nhỏ của người Mỹ. Vì vậy, ngay sau khi hạ sinh được cậu ấm, Nguyên quyết định sẽ chăm sóc theo cách của mình. (Ảnh minh họa).
Vì ngưỡng mộ cách chăm sóc con nhỏ của người Mỹ. Vì vậy, ngay sau khi hạ sinh được cậu ấm, Nguyên quyết định sẽ chăm sóc theo cách của mình. (Ảnh minh họa).
"Phát rồ" vì con dâu nửa tây, nửa ta Du học ở Mỹ về, Nguyên rất ngưỡng mộ cách chăm sóc con nhỏ lớn lên khỏe mạnh nhưng mẹ lại rất nhàn hạ của người Mỹ. Vì vậy, ngay sau khi hạ sinh được cậu ấm, Nguyên quyết định sẽ chăm sóc theo cách của mình. Nguyên cho rằng càng cho con ra ngoài sớm con càng dễ thích nghi với môi trường sống bên ngoài. Do đó, ngay khi chưa đầy tháng Nguyên đã cho cu Bim xuống tầng 1 chơi và tắm nắng. Nguyên tâm sự: "Tôi phát chán khi nhìn thấy mấy đứa trẻ con hàng xóm hễ ra ngoài chơi một hôm là y như rằng tối hôm đó lại khóc quấy. Trong khi đó, ở Mỹ người ta sinh con chưa đầy tuần đã đẩy con đi dạo trong công viên mà chúng vẫn lớn lên bình thường, chẳng đau ốm gì. Khi cu Bim sinh được 20 ngày tôi đã đưa con đi chơi cho nó dạn nắng, dạn gió. Tất nhiên là tối đó nó có khóc quấy nhưng theo tôi cũng chẳng ảnh hưởng gì. Còn cứ bao bọc, úm con ở môi trường ổn định trong nhà, mai này đi học mẫu giáo có mà ốm suốt''. Cũng chính với quan niệm này mà từ khi sinh con Nguyên và mẹ chồng thường xuyên xảy ra mâu thuẫn. Mỗi lần Nguyên đưa con đi tắm nắng bà Mai (mẹ chồng Nguyên) lại rít lên: "Cô lại đày cháu tôi đấy phải không! Trời ơi, thằng bé sinh vào giờ gì mà số nó khổ thế không biết" hay "Sao lại lôi nó ra ngoài nhỡ vi trùng ai ho, ai ốm, ai đau lây cho nó rồi gió máy, giọt nước rơi vào người thì sao?". Lúc đầu Nguyên có giảng giải với mẹ chồng rằng: "Cháu sẽ không sao đâu, mẹ cứ tin con đi...". Nhưng mọi lời lẽ của Nguyên đều không lay được ý bà Mai, thành ra giữa mẹ con hình thành một bức tường ngăn cách ngày càng lớn. Nguyên nhớ mãi hôm cu Bim đầy tháng, khi khách về hết Nguyên đưa con ra ngoài chơi. Hôm đó trở gió đổi mùa, thấy gió lớn Nguyên cũng định đưa con vào nhưng sợ mẹ chồng lại bóng gió này nọ nên cô cứ đẩy xe đi và về như mọi lần. Tối đó, cu Bim trở sốt, người cứ nóng hầm hập, khóc vang nhà. Vừa ẵm cháu bà Mai vừa luôn miệng chì chiết con dâu, không cho Nguyên đụng vào người thằng bé. Tiếng bà Mai sa sả: "Cô ác vừa vừa thôi. Nhà này thật vô phúc lấy phải dâu nửa tây, nửa ta nên cháu tôi mới khổ thế này". Cu Bim được 3 tháng, Nguyên cho ngủ riêng ở cũi cũng gặp phải sự phản kháng quyết liệt của mẹ chồng: "Khổ thân thằng bé bị mẹ nó hắt hủi bắt ngủ một mình"... Cũng có cách chăm sóc trẻ nhỏ hoàn toàn khác với con dâu nên khi khi tiếp chuyện với chúng tôi, bà An (khu TT Thành Công, Hà Nội) không ngớt lời kể tội con dâu: "Con dâu tôi nó nửa tây, nửa ta nên cứ nhìn cách nó chăm con là tôi lại phát rồ. Nó làm cho một công ty của Đức nên bị tây hóa rất khó dạy. Nó luôn miệng bảo người Đức họ nuôi con mọn rất nhàn nhã, ít ai đầu bù tóc rối như các mẹ Việt Nam. Nên nó bảo nó sẽ chăm cháu của tôi theo kiểu của người Đức. Nó bảo trẻ con làm quen rất mau với môi trường nên 5 ngày tuổi nó đã cho con ra ngoài, 1 tháng mang ra biển chơi. Thằng bé 3 tháng là nó đã cho tắm biển. Thằng bé bây giờ hay bị viêm mũi, còn mẹ thì cũng trúng gió ốm liên tục. Còn chuyện ra ngoài bị trúng gió thì thường xuyên, nhưng nói nó cấm có nghe. Sau này 40- 50 tuổi thì mới thấm còn bây giờ tôi nói nó bỏ ngoài tai".
Lời khuyên của bác sĩ

BS. Nghiêm Minh Hương, Giám đốc Trung tâm tư vấn SKSS/SKĐS Minh Hương cho biết: Trẻ mới sinh sức đề kháng vẫn còn kém. Vì vậy chỉ nên đưa con ra ngoài sân chơi hoặc đi dạo trong công viên yên tĩnh, cố gắng hết sức để tránh những nơi đông người. Bởi mọi bệnh tật có thể xâm nhập vào bé qua cơn ho, hắt hơi gần đó hoặc đôi bàn tay bẩn. Vì thế, trước khi quyết định cho con ra ngoài cần tính đến những nguy hại có thể xảy đến với con.

"Nếu cảm thấy cần thiết cho con ra ngoài thì cần chuẩn bị cho bé những điều sau: Mặc quần áo cho bé phù hợp với điều kiện thời tiết, đừng mặc cho con quá nhiều quần áo khiến trẻ quá nóng hoặc quá mỏng manh khiến con bị nhiễm lạnh; Bảo vệ bé khỏi ánh nắng mặt trời; Tránh gió cho trẻ, nếu trời có gió, thì cần phải bảo vệ bàn tay và mặt bé vì những bộ phận này rất dễ bị nẻ và bị đau rát", BS. Nghiêm Minh Hương cho hay.

Một số chuyên gia y tế khi chúng tôi hỏi cũng cho biết, thời điểm cho trẻ ra ngoài đi dạo thích hợp nhất là lúc trẻ được khoảng 3 tháng tuổi. Vì lúc này, trẻ sẽ có hứng thú với mọi thứ ở bên ngoài như khung cảnh xung quanh, âm thanh, mùi vị... Thời gian tốt nhất cho bé ra ngoài là sau khi cho bé ăn, hoặc sau một giấc ngủ ngắn... Nên quan sát nhiệt độ ngoài trời trước khi cho bé ra ngoài. Dựa theo độ tuổi của bé sơ sinh, khí hậu từng vùng miền, các chuyên gia khuyến cáo: Không nên cho bé ra ngoài nếu nhiệt độ xuống dưới 20 độ C.
Theo Gia đình