Toàn bộ diễn biến vụ “kỳ án Vườn Mít” qua ảnh

19/06/2012 15:56
Tổng hợp từ VietNamNet, Người lao động
Sau 8 năm gây tranh cãi, bị cáo Lê Bá Mai từng 2 lần nhận án tử hình và cũng từng được tuyên vô tội nhưng đến nay số phận vẫn chưa được định đoạt. Và hồi kết của vụ “kỳ án vườn mít” hiện vẫn là một dấu hỏi lớn?

Cách đây 8 năm, giữa tháng 11/2004 tại trang trại của ông Dương Bá Tuân ở ấp 2, xã An Khương, huyện Bình Long, tỉnh Bình Phước đã phát hiện thi thể của bé gái Thị Út (SN 1993) bị sát hại dã man, cơ quan công an xác định Út bị hiếp và giết.
Cách đây 8 năm, giữa tháng 11/2004 tại trang trại của ông Dương Bá Tuân ở ấp 2, xã An Khương, huyện Bình Long, tỉnh Bình Phước đã phát hiện thi thể của bé gái Thị Út (SN 1993) bị sát hại dã man, cơ quan công an xác định Út bị hiếp và giết.
Qua quá trình điều tra và lời khai của Thị Hằng (SN 1995 – khi đó 9 tuổi) cơ quan CSĐT công an tỉnh Bình Phước đã bắt giam Lê Bá Mai (SN 1982 – 22 tuổi, ngụ tỉnh Thanh Hóa) khi đó là người làm thuê cho trang trại của ông Tuân.
Qua quá trình điều tra và lời khai của Thị Hằng (SN 1995 – khi đó 9 tuổi) cơ quan CSĐT công an tỉnh Bình Phước đã bắt giam Lê Bá Mai (SN 1982 – 22 tuổi, ngụ tỉnh Thanh Hóa) khi đó là người làm thuê cho trang trại của ông Tuân.
Trong 2 phiên tòa sơ thẩm và phúc thẩm sau đó của TAND tỉnh Bình Phước đều tuyên phạt Lê Bá Mai mức án tử hình về 2 tội danh “giết người và hiếp dâm trẻ em”.
Trong 2 phiên tòa sơ thẩm và phúc thẩm sau đó của TAND tỉnh Bình Phước đều tuyên phạt Lê Bá Mai mức án tử hình về 2 tội danh “giết người và hiếp dâm trẻ em”.
Tuy nhiên vụ “kỳ án vườn mít” gây tranh cãi dư luận suốt 8 năm qua khi báo chí vào cuộc phản ánh, cho rằng không có chứng cứ buộc tội Lê Bá Mai, có nhiều sai sót trong quá trình điều tra, xét xử; nhiều người trong ngành tố tụng cấp Trung ương cũng lên tiếng và chính Lê Bá Mai đã có đơn kêu oan.
Tuy nhiên vụ “kỳ án vườn mít” gây tranh cãi dư luận suốt 8 năm qua khi báo chí vào cuộc phản ánh, cho rằng không có chứng cứ buộc tội Lê Bá Mai, có nhiều sai sót trong quá trình điều tra, xét xử; nhiều người trong ngành tố tụng cấp Trung ương cũng lên tiếng và chính Lê Bá Mai đã có đơn kêu oan.
Đến năm 2006, Viện trưởng Viện KSND tối cao cũng có văn bản kháng nghị giám đốc thẩm vụ kỳ án
Đến năm 2006, Viện trưởng Viện KSND tối cao cũng có văn bản kháng nghị giám đốc thẩm vụ kỳ án
Nhiều phiên tòa xét xử sau đó, Lê Bá Mai lúc thừa nhận tội, lúc khai báo bị điều tra viên đánh đập, ép cung, bắt học thuộc lòng các câu trả lời soạn sẵn.
Nhiều phiên tòa xét xử sau đó, Lê Bá Mai lúc thừa nhận tội, lúc khai báo bị điều tra viên đánh đập, ép cung, bắt học thuộc lòng các câu trả lời soạn sẵn.
Nhiều tình tiết được đem ra mổ xẻ, trong đó có chi tiết quan trọng là nhân chứng Thị Hằng (người đi chung với Thị Út thời điểm nạn nhân này mất tích) lúc khai báo người thanh niên đi với Út giống với Lê Bá Mai, lúc khai đó chính là Lê Bá Mai.
Nhiều tình tiết được đem ra mổ xẻ, trong đó có chi tiết quan trọng là nhân chứng Thị Hằng (người đi chung với Thị Út thời điểm nạn nhân này mất tích) lúc khai báo người thanh niên đi với Út giống với Lê Bá Mai, lúc khai đó chính là Lê Bá Mai.
Vật chứng của vụ án được mang ra trước pháp đình, có vật chứng Mai thừa nhận là vật dụng của mình, có vật chứng thì khai báo không biết. Cơ quan CSĐT công an tỉnh Bình Phước cũng thừa nhận có sai sót trong việc thu thập chứng cứ của vụ án.
Vật chứng của vụ án được mang ra trước pháp đình, có vật chứng Mai thừa nhận là vật dụng của mình, có vật chứng thì khai báo không biết. Cơ quan CSĐT công an tỉnh Bình Phước cũng thừa nhận có sai sót trong việc thu thập chứng cứ của vụ án.
Vụ “kỳ án vườn mít” có những nỗi đau của gia đình bị hại Thị Út, họ đi đến cùng để tìm công lý, đòi pháp luật xử lý kẻ đã sát hại dã man con gái họ.
Vụ “kỳ án vườn mít” có những nỗi đau của gia đình bị hại Thị Út, họ đi đến cùng để tìm công lý, đòi pháp luật xử lý kẻ đã sát hại dã man con gái họ.
Và gia đình Lê Bá Mai lặn lội từ Thanh Hóa vào để kêu oan cho đứa con trai nối dõi duy nhất của dòng họ Lê Bá…
Và gia đình Lê Bá Mai lặn lội từ Thanh Hóa vào để kêu oan cho đứa con trai nối dõi duy nhất của dòng họ Lê Bá…
… Suốt nhiều phiên tòa có những giọt nước mắt
… Suốt nhiều phiên tòa có những giọt nước mắt
Có những lúc cơ quan tố tụng đuối lý trong việc truy tố Lê Bá Mai
Có những lúc cơ quan tố tụng đuối lý trong việc truy tố Lê Bá Mai
Bị gần 8 năm biệt giam, qua 4 phiên xử trong đó có 2 lần bị tuyên án tử hình và đến giữa tháng 5/2011, tại phiên xét xử sơ thẩm (lần 2), TAND tỉnh Bình Phước tuyên Lê Bá Mai không phạm tội hiếp dâm, giết người và được trả tự do ngay tại tòa trong niềm vui khôn tả của người thân.
Bị gần 8 năm biệt giam, qua 4 phiên xử trong đó có 2 lần bị tuyên án tử hình và đến giữa tháng 5/2011, tại phiên xét xử sơ thẩm (lần 2), TAND tỉnh Bình Phước tuyên Lê Bá Mai không phạm tội hiếp dâm, giết người và được trả tự do ngay tại tòa trong niềm vui khôn tả của người thân.
Nhận quyết định trả tự do, Lê Bá Mai trở về cuộc sống đời thường…
Nhận quyết định trả tự do, Lê Bá Mai trở về cuộc sống đời thường…
Tuy nhiên, trong một diễn biến trái chiều, Viện KSND tỉnh Bình Phước đã có kháng nghị bản án và chiều 18/5/2012, Lê Bá Mai bị bắt tạm giam trở lại để đảm bảo cho quá trình xét xử cấp phúc thẩm
Tuy nhiên, trong một diễn biến trái chiều, Viện KSND tỉnh Bình Phước đã có kháng nghị bản án và chiều 18/5/2012, Lê Bá Mai bị bắt tạm giam trở lại để đảm bảo cho quá trình xét xử cấp phúc thẩm
Lằn ranh sống – chết đang tiếp tục treo lơ lửng trên đầu Lê Bá Mai? Trong ngày 19/6 đã diễn ra phiên phúc thẩm (lần 2) vụ kỳ án này.
Lằn ranh sống – chết đang tiếp tục treo lơ lửng trên đầu Lê Bá Mai? Trong ngày 19/6 đã diễn ra phiên  phúc thẩm (lần 2) vụ kỳ án này.
Từ sáng 19-6, rất đông phóng viên báo đài đến dự đưa tin về vụ án kéo dài gần 10 năm này. Đặc biệt là sự hiện diện của kiểm sát viên từ các VKSND huyện, thị xã trên địa bàn tỉnh Bình Phước về dự phiên tòa. Tại phiên tòa, do thiếu 2 nhân chứng là ông Trần Văn Sinh (nguyên công an viên) và Nguyễn Văn Trọng nên luật sư Trịnh Thanh thuộc Văn phòng luật sư Người Nghèo, đề nghị tòa cho hoãn. Tuy nhiên đại diện VKSND tối cao cho rằng sự vắng mặt của nhân chứng không ảnh hưởng vì trước đó những nhân chứng trên đã khai đi khai lại rất nhiều lần tại cơ quan điều tra.
Từ sáng 19-6, rất đông phóng viên báo đài đến dự đưa tin về vụ án kéo dài gần 10 năm này. Đặc biệt là sự hiện diện của kiểm sát viên từ các VKSND huyện, thị xã trên địa bàn tỉnh Bình Phước về dự phiên tòa. Tại phiên tòa, do thiếu 2 nhân chứng là ông Trần Văn Sinh (nguyên công an viên) và Nguyễn Văn Trọng nên luật sư Trịnh Thanh thuộc Văn phòng luật sư Người Nghèo, đề nghị tòa cho hoãn. Tuy nhiên đại diện VKSND tối cao cho rằng sự vắng mặt của nhân chứng không ảnh hưởng vì trước đó những nhân chứng trên đã khai đi khai lại rất nhiều lần tại cơ quan điều tra.
Tại phiên phúc thẩm (lần 2), TAND Tối cao tại TPHCM đã tuyên hủy án sơ thẩm của TAND tỉnh Bình Phước, trả hồ sơ về điều tra, xét xử lại theo hướng có tội “hiếp dâm trẻ em” và “giết người” đối với Lê Bá Mai.
Tại phiên phúc thẩm (lần 2), TAND Tối cao tại TPHCM đã tuyên hủy án sơ thẩm của TAND tỉnh Bình Phước, trả hồ sơ về điều tra, xét xử lại theo hướng có tội “hiếp dâm trẻ em” và “giết người” đối với Lê Bá Mai.

Tổng hợp từ VietNamNet, Người lao động