Những khám phá thú vị về Sa Tăng

15/08/2011 05:08
(GDVN) – Sa Tăng của Tân Tây Du Ký cũng không chỉ biết gánh hành lý mà còn rất giỏi trong việc đối phó với vô số yêu quái họ gặp dọc đường.

(GDVN) - So với phiên bản cũ, Sa Tăng sẽ mạnh mẽ hơn, không còn là nhân vật hiền lành, ít nói như trước nữa. Sa Tăng của Tân Tây Du Ký cũng không chỉ biết gánh hành lý mà còn rất giỏi trong việc đối phó với vô số yêu quái họ gặp dọc đường.

{iarelatednews articleid='10435,9042,10096,9541,9302,9272,9388,9220,9218,9182,9132,9140,9148,8702'}

Theo đạo diễn Trương Kỷ Trung, tất cả các nhân vật từ Đường Tăng, Ngộ Không,Trư Bát Giới, Sa Tăng đến các vị tiên, các yêu quái và các nhân vật phụ khác cũng biến đổi nhiều trong tạo hình so với bản 1986. Nhìn chung, tạo hình trong phiên bản mới này mới lạ và lung linh hơn rất nhiều so với các bản cũ. Hơn nữa, với mỗi tạo hình của từng nhân vật, đạo diễn Trương đều suy nghĩ và nghiên cứu rất kĩ càng để sao cho vừa bám sát với nguyên tác, lại vừa mới lạ và đặc biệt đảm bảo tính hợp lí một cách cao nhất.

Về nhân vật Sa Tăng, ông cho biết: “Tôi không muốn lặp lại một hình ảnh y chang bản cũ. Từ Cẩm Giang có những đặc điểm cá tính đặc trưng. Tính cách không ưa khoe khoang, cũng không là người nói nhiều. Anh ấy có cái uy nghiêm cần thiết khi đối đầu yêu quái - cho dù khả năng chiến thắng không nhiều nhưng vẫn giữ được phong độ của mình, không quá mềm yếu nhu nhược”.

a
Từ Cẩm Giang vào vai Sa Tăng

Diễn viên Từ Cẩm Giang cũng từng chia sẻ về vai diễn của mình: “Nhân vật của tôi ít nói nên lời thoại cá tính hầu như không có. Nói đi nói lại cũng chỉ mấy câu xưng hô. Tuy nhiên, lời thoại mà tôi ấn tượng nhất là: “Sư phụ, xin đừng đuổi đại sư huynh đi” và câu thường nói nhất là: “Đại sư huynh, sư phụ bị yêu tinh bắt mất rồi…”.

a
Sa Tăng của phiên bản cũ năm 1986 do cố nghệ sỹ Diêm Hoài Lễ thủ vai

Một điều vô cùng thú vị về nhân vật cuối cùng trong đoàn thỉnh kinh chính là "dấu ấn" đặc biệt trên phần đầu trọc của Sa Tăng.

Nam diễn viên Đài Loan cho biết: “Vai diễn của tôi là một đồ đệ ít nói, cần cù, chăm chỉ. Phần lớn thời gian xuất hiện đều xoay quanh việc gánh đồ, chăm lo bữa cơm giấc ngủ cho sư phụ, không có nhiều “đất diễn” như các sư huynh. Chính vì thế mà trang phục được đạo diễn dành cho Sa Tăng khá đơn giản, mầu sắc hiền hòa, không mấy ấn tượng.

Tôi lo ngại hình ảnh không bắt mắt này sẽ khiến khán giả nghĩ bộ phim không đột phá nên muốn có một thiết kế ấn tượng trên phần đầu trọc của Sa Tăng. Đó có thể gọi là 1 “ám hiệu” về sự xuất hiện mỗi khi lên hình nhưng đơn giản hơn có thể xem như "dấu ấn bước vào cửa Phật" của đồ đệ cuối cùng trong đoàn”.

 
 
Dấu ấn đặc biệt của Sa Tăng
Dấu ấn đặc biệt của Sa Tăng

H.H