Tân Tây Du Ký được khen về... tinh thần chống tham nhũng

01/08/2011 12:40
(GDVN) - Trong số những ý kiến ủng hộ Tân Tây Du Ký, nhiều khán giả bày tỏ sự hưởng ứng nhiệt liệt về ý nghĩa... chống tham nhũng.

(GDVN) - Trong số những ý kiến ủng hộ Tân Tây Du Ký (bên cạnh một lượng tương đương chê bộ phim này), nhiều khán giả bày tỏ sự hưởng ứng nhiệt liệt về ý nghĩa... chống tham nhũng, gợi mở từ nhiều tình tiết trong phim.

Phân đoạn được khán giả Trung Quốc nhắc đến nhiều nhất là khi Tôn Ngộ Không tố Hắc Bạch vô thường “ăn của đút”, đã khiến người xem vô cùng thích thú.

Tạo hình của Hắc vô thường
Tạo hình của Hắc vô thường
Bạch vô thường rất đáng sợ
Và tạo hình của Bạch vô thường

Vì muốn được trường thọ, thạch hầu vân du tứ hải tìm gặp tiên nhân, kinh qua bao khó khăn bái Bồ Đề sư tổ làm thầy, được đặt cho tên gọi Tôn Ngộ Không. Trong thời gian bái sư, Tôn Ngộ Không cảm tính hướng Phật, tuy nhiên trong cảm nhận về cuộc sống cũng khá cực đoan: “Người trong thế gian đều vì danh vì lợi”.

Những điều này khiến cư dân mạng cảm nhận là “lời nói thật là dễ thương”, “những điều Tôn Ngộ Không nói, ngôn từ rất hiện đại, nhưng không hề phô trương, bất ngờ, hoàn toàn có thể chấp nhận được”.

Đoạn Tôn Ngộ Không bị Hắc Bạch vô thường dẫn đến địa phủ được đánh giá là một điểm sáng trong Tân Tây Du Ký. Tại địa phủ, Tôn Ngộ Không bối rối: “Tôi đã đi qua Tam giới, không phải ở Ngũ Hành Sơn, muốn có tuổi thọ trường sinh”. Lúc ấy, Hắc Bạch Vô thường đã “vòi tiền”, muốn Ngộ Không “đút lót” cho mình: “Đến việc này mà nhà ngươi cũng không biết ư?”. Tôn Ngộ Không đã rất giận dữ: “Tang vật tham nhũng ở đây, pháp luật sâu rộng, các ngươi còn dám chối"?

Đoạn Tôn Ngộ Không tố Hắc Bạch vô thường “ăn của đút” với Diêm Vương khiến cho người xem hả hê và sảng khoái. Nhiều người cho rằng, Tân Tây Du Ký đã phản ánh được thực tế xã hội một cách khá rõ nét. Theo họ, tham nhũng bây giờ là vấn nạn mà ở bất kỳ nơi đâu, cõi phật, cõi tiên, cõi âm đều có thể xảy ra. Thông điệp nghệ thuật mà bộ phim mang đến quả thật rất có ý nghĩa.

H.H

alt