5 kịch bản diễn biến tiếp theo cuộc khủng hoảng Ukraine

24/04/2014 11:00
Nguyễn Hường
(GDVN) - Chính phủ Ukraine non trẻ và thiếu kinh nghiệm tỏ ra không có khả năng đối với các nhóm thân Nga chưa đủ mạnh để biến cuộc biểu tình thành một cuộc ly khai.

Chính phủ non trẻ ở Ukraine đang phải đấu tranh với nỗ lực khôi phục quyền kiểm soát ở phía Đông và đảm bảo sự toàn vẹn lãnh thổ của đất nước. Trong khi đó,  nhiều tòa nhà chính phủ vẫn nằm trong tay những người biểu tình ủng hộ Nga, cải cách hiến pháp vẫn đang được bàn thảo. Cuộc khủng hoảng tại Ukraine hiện nay vẫn chưa tìm ra được lối thoát của nó và CNN đã đưa ra 5 kịch bản có thể xảy ra từ nay cho đến cuộc bầu cử ngày 25/5.

1. Thỏa thuận hòa bình bị phá vỡ

Hệp định Geneva đã cung cấp những gì mà Tổng thống Mỹ Barack Obama gọi là "một tia hy vọng".
Hệp định Geneva đã cung cấp những gì mà Tổng thống Mỹ Barack Obama gọi là "một tia hy vọng".
Hệp định Geneva đã cung cấp những gì mà Tổng thống Mỹ Barack Obama gọi là "một tia hy vọng". Nhưng Ngoại trưởng John Kerry cảnh báo sau cuộc đàm phán rằng tất cả các bên tham gia đều nhận thấy cuộc khủng hoảng ở Ukraine không dễ dàng kết thúc như những gì đã viết trên giấy.
Sự hiện diện của Tổ chức An ninh và Hợp tác châu Âu (OSCE) tại Đông Ukraine không giúp cho tình hình giảm căng thẳng hay gỡ rối được bế tắc. 
Theo CNN, những người biểu tình chiếm đóng các trụ sở chính quyền không xem hành vi của họ là phạm pháp bởi họ cho rằng họ cũng chỉ hành động giống như những người đứng đầu chính phủ Kiev hiện nay lên nắm quyền thông qua cuộc biểu tình dẫn tới đảo chính.
Liên quan tới chương trình cải cách hiến pháp tại Ukraine hiện nay. Ngoại trưởng Mỹ John Kerry hồi tuần trước lên tiếng cho rằng Ukraine đang đi đến giới hạn bất thường trong việc cung cấp quyền tự chủ nhiều hơn cho các khu vực và quyền của người dân tộc thiểu số. Trong chuyến thăm Donetsk gần đây, Thủ tướng Ukraine Arseniy Yatsenyuk cũng đã hứa hẹn sẽ mở rộng quyền cho các khu vực. 
Tuy nhiên, Nga muốn nhiều hơn nữa và cần sự đảm bảo từ Kiev rằng Ukraine sẽ không gia nhập NATO. Còn người biểu tình đòi một cuộc trưng cầu dân ý ly khai khỏi Ukraine.

2. Kiev khôi phục quyền kiểm soát ở phía Đông

Tình hình gần đây cho thấy Kiev khó có thể giành lại quyền kiểm soát miền Đông.
Tình hình gần đây cho thấy Kiev khó có thể giành lại quyền kiểm soát miền Đông.
Giả thuyết này cũng có thể tồn tại, nhưng theo CNN, tình hình vài tuần qua cho thấy nó khó có thể xảy ra. Những người biểu tình ủng hộ Nga đã kiểm soát các tòa nhà từ Slaviansk ở phía Bắc đến Mariupol trên biển Azov dưới sự hỗ trợ của các tay súng mặc quân phục màu xanh lá cây.
Nỗ lực đầu tiên của quân đội Ukraine để khẳng định sự hiện diện ở phía Đông đã biến thành thảm họa khi hàng chục binh sĩ và nhiều xe bọc thép được điều đến trấn áp phe nổi loạn lại quay lưng ủng hộ họ. Số khác thì tỏ ra miễn cưỡng tấn công người biểu tình.
CNN cho biết, một đoàn gồm 70 xe quân sự điều tới  Donetsk có một số chiếc bị hỏng hóc buộc phải bỏ lại phía sau. Cảnh sát địa phương hoặc đã giải tán hoặc đã về phe biểu tình và xuống đường hô hào ủng hộ Nga cùng người dân địa phương.

3. Nội chiến

Người biểu tình ủng hộ Nga tại Đông Ukraine.
Người biểu tình ủng hộ Nga tại Đông Ukraine. 
Các nhà lãnh đạo cấp cao của Nga, gồm Tổng thống Vladimir Putin và Thủ tướng Dmitry Medvedev cũng như một số chính trị gia, chuyên gia quốc tế đã lên tiếng cảnh báo Ukraine đang đứng trên bờ vực của một cuộc nội chiến. 
Rủi ro xảy ra nội chiến là có thể khi nhóm cánh hữu cực đoan ở Ukraine được gọi là Right Sector đã tiến hành một số hoạt động đối đầu với người biểu tình ở phía Đông. Các nhà hoạt động thân Nga cáo buộc nhóm này đứng sau vụ nổ súng vào trạm kiểm soát giết chết 3 người phá vỡ lệnh ngừng bắn đêm Phục sinh ở Slaviansk hôm 20.4.
Moscow cáo buộc Kiev không cố gắng ngăn cản các hành động cực đoan của nhóm Right Sector. Và nếu các cuộc tấn công bạo lực nhằm vào người ủng hộ Nga tiếp tục diễn ra tại Đông Ukraine, nó có thể dẫn tới sự can thiệp của Moscow.

4. Nga can thiệp quân sự

Nếu những lời kêu gọi Nga giúp đỡ rời rạc này được tập hợp lại và nhân lên, nó có thể khuyến khích Moscow đưa quyết định can thiệp vào Ukraine.
Nếu những lời kêu gọi Nga giúp đỡ rời rạc này được tập hợp lại và nhân lên, nó có thể khuyến khích Moscow đưa quyết định can thiệp vào Ukraine.
Cả Tổng thống Putin và Ngoại trưởng Nga Sergey Lavrov đã nhiều lần khẳng định rằng Nga không có kế hoạch xâm nhập hay thôn tính miền Đông Ukraine, mặc dù thừa nhận quân đội đang tập kết ở gần biên giới Ukraine.
Nhưng nếu chính phủ Kiev gây thương vong cho những người biểu tình, tính toán của Moscow có thể thay đổi, bởi Nga đã hứa sẽ bảo vệ đồng bào của họ ở Ukraine, những người đã kêu gọi sự giúp đỡ từ Liên bang để bảo vệ họ khỏi "phát xít".
Ngoài ra, nếu những lời kêu gọi Nga giúp đỡ rời rạc này được tập hợp lại và nhân lên, nó có thể khuyến khích Moscow đưa quyết định can thiệp vào Ukraine, CNN cho biết.

5. Rơi vào tình trạng hỗn loạn

Chính phủ Ukraine non trẻ và thiếu kinh nghiệm tỏ ra không có khả năng đối với các nhóm thân Nga.
Chính phủ Ukraine non trẻ và thiếu kinh nghiệm tỏ ra không có khả năng đối với các nhóm thân Nga.

Nhiều nhà quan sát có vẻ như nghiêng về kịch bản rằng tình trạng giữa Kiev và nhóm thân Nga ở phía Đông sẽ kéo dài lấp lửng như hiện nay. 

Chính phủ Ukraine non trẻ và thiếu kinh nghiệm tỏ ra không có khả năng đối với các nhóm thân Nga - những người vẫn chưa đủ mạnh để biến cuộc biểu tình thành một cuộc ly khai thực sự. 

Lực lượng an ninh Ukraine hiện dường như chỉ nỗ lực ngăn chặn hoạt động ly khai lan rộng, trong khi phe biểu tình ở các thành phố đang cố gắng phối hợp với nhau./.
Nguyễn Hường