"ASEAN im lặng trước ADIZ Hoa Đông là phục tùng Trung Quốc"

31/12/2013 07:00
Hồng Thủy
(GDVN) - Sự phản ứng chậm chạp của ASEAN có thể được Trung Quốc lý giải là dấu hiệu của sự phục tùng và điều này có thể khuyến khích Bắc Kinh lấn tới nhiều hơn

Ngày 30/12 New Straits Times của Malaysia đăng bài phân tích của học giả Dylan Loh Ming Hui từ trung tâm Nghiên cứu quốc tế S. Rajaratnam thuộc đại học Công nghệ Nam Dương, Singapore nhận định, phản ứng chậm chạp của ASEAN trước việc Bắc Kinh đơn phương tuyên bố áp đặt khu nhận diện phòng không (ADIZ) ở Hoa Đông là một ấu hiệu của sự "phục tùng Trung Quốc", và điều này sẽ khuyến khích Bắc Kinh lấn tới.

Trung Quốc đơn phương tuyên bố áp đặt ADIZ Hoa Đông từ ngày 23/11, trong đó bắt các máy bay dân dụng nước ngoài khi đi qua không phận quốc tế Hoa Đông phải báo trước kế hoạch bay và làm theo hướng dẫn của Trung Quốc, nếu không muốn đối mặt với biện pháp "phòng thủ khẩn cấp". Động thái đã thu hút sự chú ý và phản ứng dữ dội từ dư luận.
Trung Quốc đơn phương tuyên bố áp đặt ADIZ Hoa Đông từ ngày 23/11, trong đó bắt các máy bay dân dụng nước ngoài khi đi qua không phận quốc tế Hoa Đông phải báo trước kế hoạch bay và làm theo hướng dẫn của Trung Quốc, nếu không muốn đối mặt với biện pháp "phòng thủ khẩn cấp". Động thái đã thu hút sự chú ý và phản ứng dữ dội từ dư luận.

Việc Bắc Kinh đơn phương áp đặt ADIZ Hoa Đông từ 23/11 đã khiến Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc và Úc phản ứng dữ dội và xem động thái của Bắc Kinh là nhằm làm leo thang căng thẳng ở khu vực Đông Á vốn đầy bất ổn.

Cách Trung Quốc bất ngờ tuyên bố áp đặt ADIZ mà không hề tham vấn các nước láng giềng và Mỹ khẳng định "sự sẵn sàng và khả năng của Trung Quốc trong việc đơn phương, một mình thúc đẩy các lợi ích của riêng họ". Các nhà phân tích ASEAN thì đang tiếp tục quan tâm xem Trung Quốc liệu có lặp lại điều này ở Biển Đông hay không.

Dương Quân Vũ, người phát ngôn Bộ Quốc phòng Trung Quốc đã úp mở khả nwang này, Bắc Kinh sẽ thành lập các ADIZ sau khi hoàn thành công tác chuẩn bị. 3 ngày sau, cụm tàu sân bay Liêu Ninh được Trung Quốc điều xuống Biển Đông. Tất cả những gì đang diễn ra cho thấy rằng Trung Quốc đang trong quỹ đạo chuẩn bị áp đặt một ADIZ ở Biển Đông.

Mặc dù đã có những tín hiệu nhưng các thành viên ASEAN dường như vẫn im lặng một cách đáng ngạc nhiên. Phản ứng duy nhất từ khu vực sau khi Trung Quốc tuyên bố áp đặt ADIZ là 3 hãng hàng không Singapore Airlines, Qantas Airways và Thái Airways cho biết họ sẽ chấp hành yêu cầu báo trước kế hoạch bay cho Trung Quốc khi đi qua Hoa Đông.

5 ngày sau khi Bắc Kinh tuyên bố ADIZ Hoa Đông, Ngoại trưởng Philippines Albert del Rosario cảnh báo rằng Bắc Kinh sẽ tìm cách kiểm soát không phận trên Biển Đông. 

Ngoại trưởng Philippines lên tiếng cảnh báo Trung Quốc sẽ tìm cách kiểm soát bất hợp pháp bầu trời Biển Đông chỉ 5 ngày sau khi nước này tuyên bố đơn phương áp đặt ADIZ Hoa Đông.
Ngoại trưởng Philippines lên tiếng cảnh báo Trung Quốc sẽ tìm cách kiểm soát bất hợp pháp bầu trời Biển Đông chỉ 5 ngày sau khi nước này tuyên bố đơn phương áp đặt ADIZ Hoa Đông.

Và cuối cùng, trong hội nghị thượng đỉnh ASEAN - Nhật Bản tại Tokyo, một tuyên bố chung được phát hành cỉ gián tiếp nhắc đến hành động của Trung Quốc nhưng không giải quyết vấn đề ADIZ khi ASEAN và Nhật bản đồng ý tăng cường hợp tác đảm bảo tự do, an ninh hàng không phù hợp luật pháp quốc tế.

Tại sao các nước ASEAN lại phản ứng chậm chạp trước động thái này, theo Dylan Loh Ming Hui có 3 nguyên nhân. Thứ nhất, các nước ASEAN đang "chờ xem" liệu cái gọi là quy chế ADIZ do Trung Quốc tuyên bố áp đặt có được thi hành và nó có được chấp nhận một cách hợp pháp không. 

Logic trong quan điểm này là tại sao phải giây vào Trung Quốc khi các nước lớn hơn, có ảnh hưởng hơn đang sẵn sàng đẩy lùi ADIZ này.

Thứ hai, một số nước ASEAN có thể cũng cảm nhận được tác động của ADIZ Trung Quốc đối với ASEAN là khá nhỏ và không đáng quan tâm vì tranh chấp Hoa Đông khác với Biển Đông. 

Lý do thứ 3 là cách thức hoạt động của ASEAN là khuyến khích các phản ứng "làm cho nhanh, phản ứng phối hợp". Vì vậy bất kỳ phản ứng tập thể nào sẽ rất khó xem xét các quan điểm khác nhau về Trung Quốc trong nội khối ASEAN.

Dương Quân Vũ, người phát ngôn Bộ Quốc phòng Trung Quốc đã úp mở khả năng áp đặt ADIZ ở Biển Đông.
Dương Quân Vũ, người phát ngôn Bộ Quốc phòng Trung Quốc đã úp mở khả năng áp đặt ADIZ ở Biển Đông.

Dylan Loh Ming Hui cảnh báo, sự phản ứng chậm chạp của ASEAN có thể được Trung Quốc lý giải là dấu hiệu của sự phục tùng và điều này có thể khuyến khích Bắc Kinh lấn tới nhiều hơn nữa. Chắc chắn rằng nếu áp đặt thành công ADIZ ở Hoa Đông, Trung Quốc sẽ không có bất kỳ trở ngại nào để làm điều tương tự ở Biển Đông.

Hơn nữa, mặc dù có sự khác biệt giữa vấn đề Hoa Đông với Biển Đông, nhưng sự tương đồng trong hành vi (của Trung Quốc) chắc chắn vẫn xảy ra, ví dụ điển hình là các chiêu xâm nhập trên biển và trên không ở Hoa Đông thường được Bắc Kinh lặp lại ở Biển Đông.

Phản ứng của ASEAN cũng cho thấy sự thiếu hụt một cơ chế phản ứng rộng và chặt chẽ để xử lý, quản lý các sự cố không liên quan nhưng có thể tác động gây mất ổn định đối với ASEAN như chính sự thiếu hụt năng lực ngoại giao, văn hóa và thể chế cần thiết để phản ứng trong vấn đề Biển Đông.

Sẽ rất hữu ích nếu các nước ASEAN có thể làm rõ mối quan tâm của họ trong điều kiện không chắc chắn, tìm kiếm lời giải thích về ADIZ cũng như ý định của Trung Quốc ở Biển Đông. 

Điều này sẽ cho phép ASEAN nắm bắt sáng kiến và có thể có được câu trả lời từ Trung Quốc, ít nhất là phát đi thông điệp rằng một ADIZ ở Biển Đông sẽ không được chấp nhận không chỉ với các nước có yêu sách chủ quyền mà với toàn khối ASEAN.

Cụm tàu sân bay Liêu Ninh, Trung Quốc nghênh ngang kéo xuống Biển Đông chỉ 3 ngày sau khi Bắc Kinh tuyên bố áp đặt ADIZ Hoa Đông.
Cụm tàu sân bay Liêu Ninh, Trung Quốc nghênh ngang kéo xuống Biển Đông chỉ 3 ngày sau khi Bắc Kinh tuyên bố áp đặt ADIZ Hoa Đông.

Tiếp theo là một khuôn khổ phản ứng cần thiết được thực hiện để phản ứng với các sự kiện bên ngoài có thể bị xem như một mối đe dọa đối với sự ổn định của khu vực.

Để làm được điều này, ASAN cần phải nhìn xa hơn sự khác biệt của họ và thể hiện ý chí chính trị thống nhất lập trường của toàn khối trong vấn đề Biển Đông. Mặc dù nói vẫn dễ hơn làm, nhưng thực tế đó là những gì ASEAN cần phải có để đương đầu với sự hung hăng ngày càng tăng của Trung Quốc.

Hơn nữa, mặc dù Tuyên bố về ứng xử của các bên trên Biển Đông được ký năm 2002 giữa ASEAN với Trung Quốc, nhưng nó đã không phát huy hiệu quả và ASEAN có rất ít khả năng ngwan chặn Trung Quốc leo thang, thống trị ở Biển Đông cả trên không và trên biển và xa hơn nữa.
Hồng Thủy