Anh đưa tàu ngầm hạt nhân tới đảo tranh chấp với Argentina

05/02/2012 18:24
Nguyễn Hường (theo The Sun, Daily Mail)
(GDVN) - Hải quân Hoàng gia Anh đã quyết định sẽ triển khai một trong những tàu ngầm hạt nhân tiên tiến nhất của mình tới quần đảo tranh chấp Falklands.
Hải quân Hoàng gia Anh đã quyết định sẽ triển khai một trong những tàu ngầm hạt nhân tiên tiến nhất của mình tới quần đảo Falklands (Argentina gọi là Malvinas) giữa lúc gia tăng căng thẳng với Argentina.
Tàu HMS Tireless (trái) và HMS Turbulent
Tàu HMS Tireless (trái) và HMS Turbulent
Theo tờ The Sun, tàu ngầm hạt nhân được gửi tới quần đảo Falklands có thể là HMS Tireless hoặc HMS Turbulent.

Trong khi đó, hôm 2/2, Hoàng tử Anh William đã bắt đầu quá trình thực hiện nghĩa vụ quân sự kéo dài 6 tuần tại quần đảo này.
Hoàng tử William tham gia nghĩa vụ quân sự trên quần đảo Falklands
Hoàng tử William tham gia nghĩa vụ quân sự trên quần đảo Falklands
Sự kiện này đã khơi dậy một loạt các hoạt động biểu tình quá khích tại Buenos Aires nhằm vào các doanh nghiệp và đại sứ quán Anh tại đây.

Đáp lại, Bộ Quốc phòng Anh đã  bác bỏ mọi cáo buộc và cho biết, chuyến huấn luyện trên đảo Falklands của Hoàng tử William không nằm trong chương trình nghị sự của Anh.

Tuy nhiên, nhân dịp kỷ niệm 30 năm ngày diễn ra cuộc xung đột quân sự giữa Anh và Argentina nhằm giành lại quyền kiểm soát quần đảo Falklands/Manvinas (2/4/1982), Ngoại trưởng Anh cũng sẽ tiến hành một chuyến thăm tới đảo nhân dịp khai trương đài tưởng niệm mới cho các nạn nhân Falklands và một nhà thờ mới.
Hoàng tử William tham gia nghĩa vụ quân sự trên quần đảo Falklands
Hoàng tử William tham gia nghĩa vụ quân sự trên quần đảo Falklands
Cuộc xung đột vũ trang tại quần đảo Malvinas/Falklands năm 1982 là cuộc chiến tranh không - biển - đảo hiện đại đầu tiên sau thế chiến II.

Argentina luôn khẳng định chủ quyền đối với quần đảo này, dù nó đã bị Anh chiếm đóng từ năm 1833. Cuộc chiến kéo dài 74 ngày năm 1982 giữa hai bên đã khiến 649 binh sĩ Argentina và 255 người Anh thiệt mạng.

Cuộc xung đột này là kết quả của một cuộc đối đầu ngoại giao không có hồi kết liên quan đến chủ quyền của quần đảo.

Đến năm 2010, Argentina vẫn tuyên bố chủ quyền với quần đảo và tuyên bố này vẫn nằm trong Hiến pháp Argentina sau lần sửa đổi năm 1994.
Nguyễn Hường (theo The Sun, Daily Mail)