Anh giải mật kế hoạch tình báo chống Liên Xô

24/05/2013 06:19
Nguyễn Hường (nguồn Lenta)
(GDVN) - Theo Telegraph, kế hoạch đã được soạn thảo vào năm 1947 bởi MI6 theo yêu cầu của các cơ quan quân sự quốc gia nhằm ngăn chặn tầm ảnh hưởng ngày càng tăng của khối Xô Viết.
Tình báo quân đội Anh Quốc (MI6) đã vạch ra một loạt hoạt động bí mật chống lại chính quyền Liên Xô sau khi Thế chiến II kết thúc - tờ Guardian trích dẫn các tài liệu được giải mật đưa tin cho biết.
Trụ sở MI6 tại London.
Trụ sở MI6 tại London.
Theo Telegraph, kế hoạch đã được soạn thảo vào năm 1947 bởi MI6 theo yêu cầu của các cơ quan quân sự quốc gia nhằm ngăn chặn tầm ảnh hưởng ngày càng tăng của khối Xô Viết. 
Người hoạch định chính chương báo bí mật này là người đứng đầu MI6 lúc bấy giờ - Stewart Menzies. Trong số các biện pháp phá hoại được đề cập tới trong kế hoạch này gồm có phát tán tem phiếu thực phẩm, tài liệu, tiền giả. 
Kế hoạch cũng đề cập tới một số biện pháp nghiêm trọng như phá hoại các tuyến đường sắt, nơi các đoàn xe quân sự di chuyển. Ông Menzies thậm chí còn đưa ra ý tưởng là ném thuốc nổ và chất dễ cháy lên tàu.
Đặc biệt, ông còn đề xuất cách thức lôi kéo các quan chức cấp cao và chính phủ Liên Xô bằng cách đưa ra các bằng chứng giả mạo và các cuộc điện thoại nghi vấn.
Cựu Giám đốc MI6 còn nêu ý tưởng bắt cóc các nhà lãnh đạo Liên Xô và để lại các bằng chứng để mọi người tưởng rằng họ là những kẻ phản bội, đào ngũ.
Mặc dù trên thực tế những hoạt động tình báo được đề cập tới kế hoạch trên được chính quyền thừa nhận là không thể chấp nhận được. Đặc biệt theo Guardian, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Ernest Bevin là người phản đối nó mạnh mẽ nhất kế hoạch này lúc bấy giờ.
Không muốn làm phức tạp mối quan hệ với khối Liên Xô và nỗi sợ hãi về một cuộc chiến tranh mới, London đã từ bỏ kế hoạch trên và thuyết phục Mỹ không tiến hành các động thái mạnh mẽ trong bối cảnh Washington đang phát triển một kế hoạch chống lại các nhà lãnh đạo Liên Xô. 
Kết quả theo tài liệu giải mật, dưới áp lực của London, Washington cũng từ chối tài trợ cho các nhóm lưu vong sẵn sàng gây ra các cuộc nổi loạn. Thay vào đó Mỹ và Anh đã đồng ý làm việc cùng nhau để phá hoại sức sản xuất ở các nước Đông Âu.
Nguyễn Hường (nguồn Lenta)