Assad đảo ngược thế cờ, phiến quân Syria lục đục và phương Tây chia rẽ

19/07/2013 13:34
Nguyễn Hường (nguồn Reuters)
(GDVN) - Anh đã từ bỏ kế hoạch để trang bị cho quân nổi dậy Syria chiến đấu để lật đổ Tổng thống Bashar al-Assad và tin rằng Assad sẽ còn cầm quyền trong nhiều năm nữa, các nguồn tin gần gũi với chính phủ London tiết lộ với Reuters.
Lý do cho sự thay đổi trên của London được cho là xuất phát từ sự phản đối của đa số giới chức và dân chúng trong bối cảnh có những lo ngại rằng bất kỳ loại vũ khí nào Anh trang bị cho phiến quân Syria đều có thể rơi vào tay lực lượng khủng bố.
Xe tăng của quân đội Syria tại thị trấn chiến lược Qusayr.
Xe tăng của quân đội Syria tại thị trấn chiến lược Qusayr.

Ngoài ra, việc đặt một vùng cấm bay mở đường cho chiến tranh cũng không có nhiều khả năng thực thi bởi nó cần "có một cuộc tấn công trên mặt đất trước vô cùng đắt đỏ", nguồn tin cho biết thêm.

Quyết định của Iran đổ tiền và binh lực vào Syria và sự tham gia của Hezbollah để hỗ trợ cho Assad cũng đã làm mọi thứ trở nên khó khăn hơn.

Sự tham gia của Iran và Hezbollah đã chuyển cán cân quyền lực trên chiến trường nghiêng về phía có lợi cho Assad. Do đó, ông Assad có rất ít động lực để tham gia đàm phán và phương Tây không có chiến lược để chấm dứt xung đột sớm.
"Đánh giá của phương Tây đã thay đổi. Ban đầu, chúng tôi nghĩ rằng Assad chỉ có thể trụ được trong vài tháng. Nhưng bây giờ chúng tôi thấy ông ta có thể sẽ ở lại một vài năm nữa", một nguồn tin nói với Reuters.
Lực lượng của Tổng thống Assad đã gia tăng sức mạnh trong những tháng gần đây, trong khi phiến quân Syria đang vật lộn với tình trạng thiếu vũ khí và lục đục nội bộ.
Nỗ lực của Mỹ để trang bị cho phiến quân Syria đã vấp phải sự phản đối của Quốc hội. Anh cũng từng công khai tuyên bố không loại trừ khả năng vũ trang cho phe đối lập, nhưng Thủ tướng David Cameroon đã thay đổi ý định này theo lời khuyên của giới quân sự.
Chỉ một thứ có thể khiến tình hình thay đổi đáng kể là "vũ khí hóa học được sử dụng rộng rãi" - thứ sẽ buộc các cường quốc phương Tây phải nghĩ lại, một nguồn tin thứ 2 cho biết.

Sự lục đục của phương Tây đã đem lại thời gian cho phe Assad.
Sự lục đục của phương Tây đã đem lại thời gian cho phe Assad.

Mỹ, Anh và các đồng minh phương Tây tin rằng vũ khí hóa học đã được sử dụng ở quy mô nhỏ. Tuy nhiên, họ vẫn còn thiếu bằng chứng thuyết phục để đổ lỗi cho lực lượng Assad để mở đường cho một cuộc can thiệp quân sự. Trong khi đó, nội bộ các nước này vẫn chia rẽ trong vấn đề vũ trang và can thiệp quân sự vào Syria.

Những nỗ lực của phương Tây nhằm chấm dứt cuộc xung đột ở Syria đang theo đuổi "những bản nhạc khác nhau", một nguồn tin thứ 3 nói với Reuters.

John Baron, một nhà lập pháp từ đảng Bảo thủ cầm quyền của Thủ tướng Cameron, nói rằng bất kỳ quyết định can thiệp vào tình hình Syria nào của Anh cũng cần phải được Quốc hội thông qua. Baron đã đệ trình kiến nghị bỏ phiếu lên Quốc hội.
Ông cho biết, Bộ Ngoại giao nói rằng họ không có tùy chọn nào, nhưng Văn phòng Thủ tướng đã quan tâm tới các khả năng vũ trang cho quân nổi dậy Syria.
Trong khi các đồng minh vùng Vịnh như Ả Rập Saudi có thể sẵn sàng cung cấp vũ khí cho quân nổi dậy, Pháp cũng có thể đã lặng lẽ cung cấp một số vũ khí, nhưng không cung cấp các vũ khí có thể "thay đổi chiến sự", nguồn tin thứ nhất cho biết.
Bộ trưởng ngoại giao Pháp Laurent Fabius cho biết hôm thứ Năm rằng Paris vẫn chưa quyết định liệu có trang bị vũ khí cho quân nổi dậy hay không, nhưng vẫn bỏ ngỏ khả năng này.
Theo nguồn tin này Anh đã không muốn công khai chối bỏ tùy chọn trang bị cho quân nổi dậy vì nếu để mở khả năng này có thể giúp thuyết phục Assad phải ngồi xuống đàm phán hòa bình.

Nhưng theo các nguồn tin trên, một hội nghị hòa bình theo sáng kiến của Nga và Mỹ nhằm cố gắng chấm dứt cuộc xung đột kéo dài hơn 2 năm tại Syria đã bị đình trệ và có nguy cơ sẽ không bao giờ xảy ra.
Lý do cho sự thay đổi trên của London được cho là xuất phát từ sự phản đối của đa số giới chức và dân chúng trong bối cảnh có những lo ngại rằng bất kỳ loại vũ khí nào Anh trang bị cho phiến quân Syria đều có thể rơi vào tay lực lượng khủng bố.
Lý do cho sự thay đổi trên của London được cho là xuất phát từ sự phản đối của đa số giới chức và dân chúng trong bối cảnh có những lo ngại rằng bất kỳ loại vũ khí nào Anh trang bị cho phiến quân Syria đều có thể rơi vào tay lực lượng khủng bố.
Nguyễn Hường (nguồn Reuters)