Báo Đài Loan bình luận ý tưởng cấu trúc an ninh mới của Mỹ ở Đông Á

06/06/2016 06:36
Phong Vân
(GDVN) - Phát biểu của Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ cho thấy, Mỹ muốn xây dựng một cấu trúc an ninh khu vực tương tự NATO để bảo đảm an ninh khu vực.

Theo hãng tin CNA Đài Loan ngày 5/6, tại Đối thoại Shangri-La năm nay, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ashton B. Carter không ngừng nhắc lại đề nghị xây dựng "mạng lưới an ninh mang tính nguyên tắc ở châu Á-Thái Bình Dương". Mỹ hy vọng các nước Đông Á vượt qua hạn chế của thỏa thuận song phương, tiếp tục thúc đẩy xây dựng một cấu trúc tập thể tương tự Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO).

Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ashton B. Carter phát biểu tại Đối thoại Shangri-La ngày 4/6/2016. Nguồn ảnh: Presstv
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ashton B. Carter phát biểu tại Đối thoại Shangri-La ngày 4/6/2016. Nguồn ảnh: Presstv

Ông Ashton B. Carter cho biết, căn cứ vào các nhân tố lịch sử và địa-chính trị đặc biệt, khu vực châu Á-Thái Bình Dương phần lớn lấy quan hệ song phương làm nền tảng của an ninh khu vực, không giống như NATO của châu Âu.

Theo ông Carter, tình hình chính trị, kinh tế và quân sự của khu vực châu Á-Thái Bình Dương tiếp tục thay đổi, mạng lưới an ninh châu Á-Thái Bình Dương đang phát triển, ngoài sự mở rộng của đồng minh hiện có, còn bao gồm các bên, mạng lưới sẽ kết hợp quan hệ song phương, ba bên và đa phương, để các bên dùng sức mạnh kinh tế vượt qua biên giới quốc gia, làm được nhiều việc hơn.

NATO là tổ chức liên minh chính thức của các hướng hai bờ Đại Tây Dương, nó ra đời nhằm đối phó với Liên Xô cũ. Châu Á chưa từng có một cấu trúc tương tự như vậy. Tờ China News Trung Quốc cho rằng, Hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN) còn có kết cấu phân tán, cũng không thể so sánh.

Theo tờ Breaking Defense, mạng lưới an ninh mở do ông Ashton B. Carter đề cập đến sẽ kết nạp các nước ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương, bao gồm các nước như đảo quốc nhỏ Singapore, các nước nói tiếng Anh như Australia và New Zealand, đồng minh lâu dài Nhật Bản và Hàn Quốc, quốc gia dân chủ có dân số đông nhất Ấn Độ, Việt Nam và Indonesia trung lập.

Bài báo còn cho rằng, Mỹ và các đồng minh châu Á phải dựa vào sự liên kết rộng rãi, ở đó có "then chốt" và "lan tỏa". Mỹ cam kết bảo vệ an ninh của các đồng minh Nhật Bản và Hàn Quốc, ký kết hiệp ước chính thức với Australia và New Zealand, nhưng không có thỏa thuận với một số nước.

Ngoài ra, cũng có các nước như Singapore muốn hợp tác với Mỹ, song không sẵn sàng ký kết hiệp ước. Phần lớn các nước châu Á-Thái Bình Dương mặc dù kết kết hiệp ước, ngoài Hàn Quốc, cũng rất ít chấp nhận sự kiểm soát của một cấu trúc quốc tế ở tầm cao hơn – China News Trung Quốc bình luận.

Phong Vân