Báo Thái: Chửi Mỹ là mù quáng nhân danh "lòng yêu nước"

04/02/2015 07:14
Hồng Thủy
(GDVN) - Bất kỳ người Thái nào đều không có nghĩa vụ có cùng đức tin đó với chính quyền. Mọi người vẫn tự do đánh giá tình hình đất nước từ bất kỳ góc độ nào khác nhau.
Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ đặc trách khu vực Đông Á Daniel Russel đang là tâm điểm chỉ trích của dư luận Thái Lan.
Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ đặc trách khu vực Đông Á Daniel Russel đang là tâm điểm chỉ trích của dư luận Thái Lan.

Tờ The Nation của Thái Lan ngày 3/2 có bài xã luận phân tích, việc người Thái trút cơn giận dữ của họ lên một nhà ngoại giao Mỹ mà họ cho là "can thiệp vào công việc nội bộ của Thái Lan" dường như có thể đánh mất các nguyên tắc dân chủ cơ bản.

The Nation hy vọng, người Thái bác bỏ chỉ trích của Mỹ với chính quyền quân sự Thái Lan, không có nghĩa là người Thái đang từ chối các nguyên tắc dân chủ và pháp quyền tại vương quốc này.

Nhiều người Thái, đặc biệt cái gọi là "tầng lớp ưu tú Bangkok" đã phản ứng một cách giận dữ trước lời nhận xét của Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ Daniel Russel hồi tuần trước. Tất nhiên việc người dân yêu nước khó chịu vì bị người nước ngoài mắng mỏ là điều hoàn toàn tự nhiên.

 

Báo Thái: Chửi Mỹ là mù quáng nhân danh "lòng yêu nước" ảnh 2

4 đời Thủ tướng Thái Lan đều tìm kiếm hậu thuẫn từ Trung Nam Hải

(GDVN) - Thái Lan cùng với Campuchia đóng vai trò quan trọng trong việc ngăn cản đưa Biển Đông vào nghị quyết chung của khối ASEAN.

 Nhưng thông điệp mà người Thái đang xúc phạm Washington là điều vô lý. Họ cho rằng Thái Lan là một quốc gia có chủ quyền, và như thế vương quốc này và người dân ở đó có quyền bỏ qua mọi ý kiến của các nhà ngoại giao nước ngoài.

Những lời chỉ trích từ nước ngoài thường nói toạc móng heo không thể được coi là "can thiệp vào công việc nội bộ" của một quốc gia. Các quốc gia trong thế giới hiện đại chỉ trích và nhận xét về nhau là chuyện bình thường luôn luôn xảy ra. Trong trường hợp này, Washington đã nói và Bangkok có quyền nói lại. Điều này rất tốt và không có vấn đề gì lớn trong quan hệ quốc tế hiện nay, The Nation bình luận.

Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ Daniel Russel đã nhận xét về 3 vấn đề quan trọng trong chính trường Thái Lan. Daniel Russel kêu gọi chính quyền chấm dứt tình trạng thiết quân luật, ông kêu gọi một cuộc cải cách toàn diện, mở cửa cho mọi thành phần tham gia. Và ông cho rằng việc luận tội cựu Thủ tướng Yingluck Shinawatra đã được thúc đẩy bởi những động cơ chính trị của Quốc hội do chính quyền quân sự lập nên.

Có thể hiểu rằng những thành viên chính phủ Thái Lan, chính quyền, quân đội và các nhà lập pháp sẽ cảm thấy không thoải mái với ý kiến của nhà ngoại giao Mỹ. Nhưng một điều không may mắn rằng có cả những trí thức Thái, nghệ sĩ, và đáng chú ý hơn nữa là các phương tiện truyền thông Thái Lan đã đứng về phía chính quyền để bày tỏ sự phẫn nộ của họ.

Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ Daniel Russel và Thủ tướng Thái Lan Prayut Chan-o-cha.
Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ Daniel Russel và Thủ tướng Thái Lan Prayut Chan-o-cha.

Từ quan điểm của chính quyền quân sự, thiết quân luật là một công cụ hữu ích cho phép kiểm soát tình chình chính trị và các phe phái phổ biến.

Cải cách toàn diện trong khi đó lại "không thể chấp nhận" đối với quân đội vì nó sẽ tạo ra quá nhiều ý kiến vào quá trình này. Thủ tướng Prayut Chan-o-cha đã cảnh báo người Thái không đưa ra những nhận xét về quá trình cải cách.

Người Thái đang bị "sai khiến hiệu quả" rằng hãy trật tự lắng nghe, chờ đợi và xem những gì công tác cải cách của chính quyền sẽ mang lại cho tương lai của đất nước. Cho dù có đồng ý hay không, mọi người nên tránh đưa ra bất kỳ phát biểu nào làm phiền chính phủ.

Và việc luận tội cựu Thủ tướng công bằng mà nói không phải là tiêu điểm. Mục tiêu duy nhất của các nhà lập pháp của chính quyền là cách ly các chính trị gia họ cho là "suy thoái" khỏi chính trị. Các quy tắc pháp luật không phải mối quan tâm đầu tiên của họ. Chính quyền quân sự đã trao cho họ những thanh kiếm và họ sẽ sử dụng chúng để tiêu diệt đối thủ, The Nation bình luận.

 

Báo Thái: Chửi Mỹ là mù quáng nhân danh "lòng yêu nước" ảnh 4

Bộ trưởng Đinh La Thăng cảnh cáo nhà thầu Trung Quốc, bài học cho Thái Lan

(GDVN) - Chính phủ Thái Lan có thể tránh được những cạm bẫy từ các dự án do Trung Quốc hậu thuẫn nếu Bangkok biết học hỏi kinh nghiệm của các nước láng giềng.

 Tuy nhiên các học giả, các nghệ sĩ và các phương tiện truyền thông Thái Lan hay bất kỳ người Thái nào đều không có nghĩa vụ có cùng đức tin đó với chính quyền. Mọi người vẫn tự do đánh giá tình hình đất nước từ bất kỳ góc độ nào khác nhau.

Nếu bạn bỏ qua quyền cơ bản nhất của mình, phát biểu của Daniel Russel đã có rất nhiều ý nghĩa về sự phát triển của nền dân chủ Thái. Trong thực tế, bình luận của ông chỉ đơn thuần lặp lại những gì người Thái đã nói về tầm quan trọng của chính quyền dân cử và các quy định của pháp luật.

The Nation nhấn mạnh: "Nhiều người trong số chúng ta vẫn cho rằng cải cách chính trị thực sự ở đất nước này không thể đạt được theo quân luật. Cải cách dân chủ đòi hỏi các quyền tự do cho phép tất cả các thành phần trong xã hội tham gia vào quá trình này. Các ý tưởng đề xuất trên phạm vi rộng hữu ích hơn chỏ cải cách. Nhưng làm thế nào để mọi tầng lớp trong xã hội có thể đưa ra ý tưởng của họ để cải cách và dân chủ nếu tình trạng thiết quân luật cấm quần chúng tập trung lại với nhau và thể hiện mình một cách tự do?"

Daniel Russel không phải người đầu tiên trên hành tinh này kêu gọi chấm dứt tình trạng thiết quân luật tại Thái Lan. Ngay chính ngành du lịch và xã hội dân sự Thái Lan đã than phiền rằng thiết quân luật đang gây tổn hại đến cuộc sống của họ cũng như các phương tiện kiếm kế sinh nhai.

"Bảo vệ phẩm giá quốc gia là điều hoàn toàn đúng, nhưng trí thức, nghệ sĩ và truyền thông đại chúng được cho là có quan điểm rõ ràng về các nguyên tắc dân chủ và pháp quyền. Thật đáng xấu hổ nếu lạm dụng cụm từ 'không can thiệp công việc nội bộ' để biện minh cho việc phá vỡ các nguyên tắc dân chủ", The Nation kết luận.

Hồng Thủy