Cảnh báo nguy cơ tuyệt chủng chim cánh cụt Hoàng đế ở Nam Cực

25/06/2012 06:03
Duy Vũ (Nguồn Daily Mail)
(GDVN) - Các nhà khoa học cảnh báo nếu khí hậu toàn cầu tiếp tục nóng lên làm băng tan thì loài chim cánh cụt Hoàng đế có nguy cơ bị tuyệt chủng.
Loài chim cánh cụt Hoàng đế cao gần 4 feet (khoảng 1.2m – PV) và là loài chim biển lớn nhất ở Nam Cực. Loài chim này đã trở thành biểu tượng toàn cầu nhờ vào những bộ phim như “March of the Penguins” (tạm dịch là “Đoàn chim cánh cụt diễu hành”) và “Happy Feet” (tạm dịch là “Những đôi chân hạnh phúc”). 

Loài chim cánh cụt Hoàng đế ở Nam Cực.
Loài chim cánh cụt Hoàng đế ở Nam Cực.

Không giống những loài chim biển khác, hoạt động sinh nở và chăm nuôi con của loài chim cánh cụt Hoàng đế hầu như chỉ diễn ra trên băng đá ở biển. Nếu băng tan và biến mất vào đầu mùa sinh sản thì sẽ chỉ có nửa số loài chim này còn sống sót sang năm khác.

Trên hòn đảo Dion (gần phía Tây của bán đảo Nam Cực – PV) từng có tổng cộng 250 cặp chim cánh cụt sinh sản trong những năm 1970 nhưng con số này đã giảm xuống chỉ còn 20 vào năm 1999 và đến năm 2009 thì đã biến mất hoàn toàn.

Các nhà nghiên cứu cảnh báo tình trạng băng biến mất có thể ảnh hưởng đến các loài cá, mực và loài nhuyễn thể mà chim cánh cụt ăn cũng như các loài động vật và thực vật phù du tồn tại trên băng. Băng biến mất thì các loài sinh vật phù du cũng biến mất, tạo nên một hiệu ứng lớn trong mạng lưới thức ăn và có thể khiến nhiều loài chim cánh chụt chết đói.

Để biết được cụ thể tương lai ảm đạm của loài chim cánh cụt này các nhà nghiên cứu đã phải sử dụng nhiều tài liệu khác nhau bao gồm các mô hình khí hậu, các dự đoán về băng biển và một mẫu về nhân khẩu học để theo dõi số lượng loài chim cánh cụt Hoàng đế ở Terre Adilie – một khu vực duyên hải của bán đảo Nam Cực nơi các nhà khoa học Pháp đã thực hiện theo dõi các loài chim cánh cụt hơn 50 năm nay.

Bằng việc sử dụng các mô hình khí hậu các nhà khoa học đã phát hiện ra rằng nếu nhiệt độ tiếp tục tăng ở tốc độ hiện tại, khiến băng biển chìm thì số lượng loài chim cánh cụt sẽ dần biến mất đến khoảng năm 2040 – thời điểm mà chúng sẽ còn biết mất ở tốc độ nhanh hơn.

Hiện tại còn khoảng 3.000 loài chim cánh cụt này sinh sản, nhưng đến năm 2100 thì con số này có thể chỉ còn khoảng 500 đến 600 con.

Đến năm 2100 thì có thể chỉ còn khoảng 500 đến 600 con chim cánh cụt Hoàng đế.
Đến năm 2100 thì có thể chỉ còn khoảng 500 đến 600 con chim cánh cụt Hoàng đế.

Theo các nhà nghiên cứu thì nhiệt độ tăng không chỉ là vấn đề đối với loài chim cánh cụt. Việc băng chìm có thể sẽ gây ra những xáo trộn trong môi trường biển ở Nam Cực, ảnh hưởng đến các loài khác và có thể cả con người.

Stephanie Jenouvrier cho biết: “Trong thế kỉ vừa rồi chúng ta đã được chứng kiến sự biến mất của bầy chim cánh cụt trên đảo Dion, gần phía Tây Bán đảo Nam Cực. Vào những năm 1970 các nhà khoa học đã ghi nhận hơn 250 đôi chim sinh sản ở đây. Vào năm 1999 chỉ còn 20 đôi và đến năm 2009 thì biến mất hoàn toàn”.

Hal Caswell thì biết: "Nếu muốn nghiên cứu về tác động của thời tiết lên một loại cụ thể thì phải tính cả ba giai đoạn. 

Trước hết là mô tả toàn bộ vòng đời của sinh vật và cách di chuyển của các cá thể trong vòng đời đó. Thứ hai là vòng đời đó bị ảnh hưởng bởi các biến thể khí hậu thế nào. Bước quan trọng cuối cùng là dự đoán hình thù của những biến thể đó – việc đòi hỏi kết lợp với các nhà khoa học khí hậu.

“Chúng ta phụ thuộc vào hoạt động của những hệ sinh thái. Chúng ta ăn cá từ Nam Cực. Chúng ta phụ thuộc vào những vòng đời dinh dưỡng liên quan đến các loài sinh vật ở các đại dương trên toàn thế giới. 

Hiểu được tác động của thay đổi khí hậu lên những loài động vật đi ăn ở trên cùng chuỗi thức ăn biển – giống như chim cánh cụt Hoàng đế -là rất có lợi cho chúng ta vì điều đó giúp chúng ta hiểu về các hệ sinh thái phục vụ cho chúng ta”.

Các kết quả nghiên cứu này đã được đăng tải trên tạp chí Sinh học Biến đổi Toàn cầu.
Duy Vũ (Nguồn Daily Mail)