Chuyên gia HK: Jang Song-thaek bị loại vì khinh Kim Jong-un thiểu năng

10/12/2013 13:40
Hồng Thủy (Nguồn: Ifeng)
(GDVN) - Nguyễn Thứ Sơn, Tổng biên tập đài Phượng Hoàng, một nhà bình luận thời sự cho rằng sở dĩ Jang Song-thaek bị lật đổ vì ông đã lạm quyền và coi thường nhà lãnh đạo Kim Jong-un là "thiểu năng".
Nguyễn Thứ Sơn, Tổng biên tập đài Phượng Hoàng, Hồng Kông.
Nguyễn Thứ Sơn, Tổng biên tập đài Phượng Hoàng, Hồng Kông.
Trong phần bình luận thời sự ngày 9/12, Nguyễn Thứ Sơn, Tổng biên tập đài Phượng Hoàng, một nhà bình luận thời sự cho rằng sở dĩ Jang Song-thaek bị lật đổ vì ông đã lạm quyền và coi thường nhà lãnh đạo Kim Jong-un là "thiểu năng". Ông Sơn cho rằng có rất nhiều dấu hiệu cho thấy Jang Song-thaek rất xem thường Kim Jong-un và lấn lướt quyền hạn của nhà lãnh đạo này, trong các chuyến tháp tùng Kim Jong-un đi công tác, Jang Song-thaek thường có tư thế, tỏ vẻ như một lãnh tụ. Nguyễn Thứ Sơn nói rằng trong các lần duyệt binh, diễu duyệt đội ngũ Jang Song-thaek đều giơ tay chào "kiểu lãnh tụ", không đúng điều lệnh quân đội và mắt thì đảo ngược đảo xuôi quan sát đội hình. Trong công báo tội trạng "tập đoàn chống đảng, phản cách mạng Jang Song-thaek" của đảng Lao động Triều Tiên nội ung đề cập đến rất nhiều tội danh, ngoài "chống đảng", "phản cách mạng" còn có các tội danh hình sự như sử dụng ma túy, tham ô, nhận hối lộ...cho đến vi phạm lối sống như quan hệ bất chính với phụ nữ, ăn chơi trác táng..., một điều chưa từng thấy trong các trường hợp "thanh trừng" cán bộ cấp cao trước đây.
Ông Jang Song-thaek từng được xem là "Nhiếp chính vương" của nhà lãnh đạo Kim Jong-un sau khi cha ông, Kim Jong-il qua đời.
Ông Jang Song-thaek từng được xem là "Nhiếp chính vương" của nhà lãnh đạo Kim Jong-un sau khi cha ông, Kim Jong-il qua đời.
Nội dung công bố tội trạng của "tập đoàn Jang Song-thaek" hơn 1400 chữ, dài và cụ thể chưa từng thấy so với các thông báo cách chức Tổng tham mưu trưởng, Phó nguyên soái Lee Yong-ho và một số sĩ quan cấp Soái, Tướng thời Kim Jong-il chỉ có vài dòng ngắn gọn. Điều này cho thấy ảnh hưởng của Jang Song-thaek tại Bắc Triều Tiên rất lớn, kể cả trong đảng cũng như trong dân chúng và không dễ thuyết phục người dân với mấy dòng "chống đảng, phản cách mạng" để buộc tội và xử lý ông. Vụ Jang Song-thaek theo Nguyễn Thứ Sơn có nét giống với các triều đại phong kiến Trung Hoa khi hoạn quan, ngoại thích (họ ngoại Hoàng đế) lợi dụng vua nhỏ/trẻ tuổi để tiếm quyền, thậm chí âm mưu soán ngôi. Jang Song-thaek cũng tưng được cho là "Nhiếp chính vương" sau khi cố Chủ tịch Kim Jong-il qua đời, ông được xem như "có công lớn" trong việc đưa nhà lãnh đạo Kim Jong-un vào vị trí quyền lực tối cao. Nhưng cũng chính vì thế, Jang Song-thaek đã trở nên ngạo mạn, xem thường nhà lãnh đạo trẻ trong khi đã tạo dựng được vây cánh không nhỏ, cái Bắc Triều Tiên đang gọi là "tập đoàn chống đảng, phản cách mạng Jang Song-thaek".
Các quan chức cấp cao, công thần khai quốc tháp tùng linh cữu ông Kim Jong-il giờ còn lại chẳng được mấy người. Jang Song-thaek đứng thứ 2 sau Kim Jong-un.
Các quan chức cấp cao, công thần khai quốc tháp tùng linh cữu ông Kim Jong-il giờ còn lại chẳng được mấy người. Jang Song-thaek đứng thứ 2 sau Kim Jong-un.
Xung quanh phản ứng của Trung Quốc "đứng ngoài quan sát" vụ này vì đây là "công việc nội bộ của Bắc Triều Tiên", Nguyễn Thứ Sơn cho rằng Bắc Kinh nên như vậy. Thời điểm này Trung Quốc cần bình tĩnh quan sát xu hướng đấu tranh quyền lực nội bộ Triều Tiên, bởi sau Jang Song-thaek sẽ còn rất nhiều nhân vật cấp cao, đặc biệt là những người lớn tuổi sẽ không phục Kim Jong-un và trong trò chơi quyền lực này, chưa chắc thắng lợi đã thuộc về Kim Jong-un mà là một phe nhóm chính trị khác.


Hồng Thủy (Nguồn: Ifeng)