Chuyên gia Hàn Quốc: Triều Tiên loay hoay tìm cách đàm phán với Mỹ

26/04/2013 19:38
Nguyễn Hường (nguồn Reuters)
(GDVN) - Nếu những lời lẽ hiếu chiến của Bắc Triều Tiên đe dọa Mỹ và Hàn Quốc sa vào chiến tranh hạt nhân nhằm mục đích kéo Washington vào bàn đàm phán, thì nó có khả năng sẽ thất bại.

Triều Tiên đã đưa ra một loạt tuyên bố đe dọa chống lại Mỹ và các đồng minh Hàn Quốc, Nhật Bản và đưa bán đảo Triều Tiên tới bờ vực chiến tranh trong thời gian qua. Quốc gia này 
tuyên bố sẽ không từ bỏ vũ khí hạt nhân như một "bảo kiếm" để thống nhất đất nước trong khi Mỹ kêu gọi đàm phán về nó. 

Chính lịch sử thiếu sự tin tưởng trên của Bình Nhưỡng đã khiến chính quyền Tổng thống Barack Obama quyết tâm theo đuổi các nỗ lực ngăn chặn quốc gia này có được vũ khí hạt nhân.
Chính lịch sử thiếu sự tin tưởng trên của Bình Nhưỡng đã khiến chính quyền Tổng thống Barack Obama quyết tâm theo đuổi các nỗ lực ngăn chặn quốc gia này có được vũ khí hạt nhân.

"Sự khác biệt về vị thế của Mỹ và Triều Tiên lớn chưa từng có", Chun Yung-woo, cựu cố vấn an ninh quốc gia Hàn Quốc vừa nghỉ hưu và là người từng tham gia thảo luận các biện pháp trừng phạt Triều Tiên của LHQ liên quan tới vụ thử hạt nhân hồi tháng 2/2013, cho biết. Ông Chun từng tham gia đàm phán với các nhà lãnh đạo của Triều Tiên bên lề cuộc đàm phán 6 bên trong năm 2006 và 2009.
Ông Chun cho rằng những tuyên bố đe dọa của Triều Tiên nhằm mục đích muốn Mỹ ký kết một Hiệp ước hòa bình chính thức kết thúc Chiến tranh liên Triều năm 1950-1953, chấm dứt các biện pháp trừng phạt của LHQ và Washington, Seoul phải cam kết không tấn công Bình Nhưỡng, đồng thời công nhận Triều Tiên là nhà nước hạt nhân.
Triều Tiên đang gặp khó khăn trong việc tìm kiếm nền tảng chung và tìm ra các điều kiện thích hợp cho các cuộc đàm phán - ông Chun cho biết khi đề cập tới các điều kiện tiên quyết bên trên mà Bình Nhưỡng đặt ra.
Triều Tiên đã từng nhiều lần tiến hành các biện pháp thiếu tính xây dựng và lòng tin. Quốc gia này đã từng chấp nhận từ bỏ các chương trình vũ khí hạt nhân trong năm 2005, nhưng lại đột ngột tiến hành thử nghiệm hạt nhân năm 2006 và 2009. 
Sau đó, Bình Nhưỡng cho phép các thanh sát viên hạt nhân tới làm việc, không phóng tên lửa và quay trở lại các bàn đàm phán để đổi lấy viện trợ lương thực. Nhưng chỉ vài tuần sau khi Kim Jong-un lên nắm quyền, quốc gia này lại vi phạm các thỏa thuận bằng kế hoạch phóng tên lửa và thử hạt nhân lần 3.
Chính lịch sử thiếu sự tin tưởng trên của Bình Nhưỡng đã khiến chính quyền Tổng thống Barack Obama quyết tâm theo đuổi các nỗ lực ngăn chặn quốc gia này có được vũ khí hạt nhân, nhất là sau khi Bình Nhưỡng phát hành các đoạn video đe dọa quét sạch Nhà Trắng, tòa nhà Quốc hội Mỹ...

Nguyễn Hường (nguồn Reuters)