Cựu Ngoại trưởng Đức: Ukraina và Hy Lạp khiến EU đứng trên bờ vực tan rã

17/06/2015 07:37
Nguyễn Hường
(GDVN) - EU có thể phải đối mặt với vấn đề thậm chí còn nghiêm trọng hơn khi Anh và Tây Ban Nha có thể là những quốc gia tiếp theo bước vào con đường của Hy Lạp.

Khủng hoảng kinh tế sâu sắc tại Hy Lạp, chiến tranh ở Ukranaine và cuộc đối đầu với Nga cho thấy Liên minh châu Âu (EU) hiện không còn có khả năng đối phó toàn diện với khủng hoảng. 

Joschka Fischer từng đảm nhiệm chức Ngoại trưởng và Phó Thủ tướng Đức từ năm 1998-2005.
 Joschka Fischer từng đảm nhiệm chức Ngoại trưởng và Phó Thủ tướng Đức từ năm 1998-2005.

Hơn nữa, khả năng Hy Lạp phải rút khỏi khu vực đồng euro sẽ làm tăng khả năng thất bại của những nỗ lực gia nhập EU trong vài thập kỷ qua, cựu Ngoại trưởng và Phó Thủ tướng Đức Joschka Fischer cho biết trong bài viết đăng tải trên tờ Sueddeutsche Zeitung được RIA Novosti trích dẫn đăng lại hôm 16/6.

Theo quan điểm của ông, những thách thức liên tục, đặc biệt là sau cuộc khủng hoảng tài chính năm 2009 mà EU phải đối mặt đã làm trầm trọng thêm "cuộc khủng hoảng nội bộ về sự tồn vong của liên minh châu Âu".

Fisher cũng cho thấy rằng trong những tháng tới, EU có thể phải đối mặt với vấn đề thậm chí còn nghiêm trọng hơn khi Anh và Tây Ban Nha có thể là những quốc gia tiếp theo bước vào con đường của Hy Lạp là rút khỏi liên minh sau các cuộc trưng cầu và bầu cử tại những quốc gia này. Điều đó chắc chắn sẽ đe dọa nghiêm túc tới sự tồn vong của liên minh.

"Khả năng xảy ra kịch bản xấu nhất là khá thực tế. Nếu nó xảy ra, thì tương lai của EU sẽ rơi vào trạng thái báo động: Đầu tiên là Hy Lạp rời đi, sau đó kết quả của cuộc bầu cử ở Tây Ban Nha sẽ đẩy đất nước này tới quyết định giống như ở Hy Lạp và cuối cùng là Anh đưa ra quyết định tương tự. Trong trường hợp như vậy, sẽ có một mối đe dọa rất nghiêm trọng đối với sự tồn vong của Liên minh châu Âu", ông Fisher nói.

Trong trường hợp xảy ra một kịch bản như vậy, "60 năm lịch sử thành công của hội nhập châu Âu sẽ trải qua một đợt thử thách nhất và các dự án châu Âu sẽ sụp đổ".

Ông cũng cho biết, cuộc khủng hoảng nội bộ ở châu Âu đang phát triển theo xu hướng nguy hiểm, môi trường địa chính trị không ổn định, đặc biệt là khi Nga đang cố gắng theo đuổi chính sách tăng sự hoài nghi và chia rẽ dân tộc trong liên minh này.

Để ngăn chặn tình trạng này, theo nhà ngoại giao Đức, EU trước hết cần phải có một giải pháp chiến lược cho cuộc khủng hoảng ở Hy Lạp, quốc gia đang rất cần tiền và cải cách. 

EU cần phải linh hoạt trong các cuộc đàm phán với London, quốc gia đang chuẩn bị tiến hành trưng cầu dân ý về việc ở lại hay rời khỏi liên minh./.

Nguyễn Hường