Cựu Tư lệnh Nhật Bản: Việt Nam không dễ để nước lớn chèn ép

15/06/2014 05:50
Hồng Thủy
(GDVN) - Việt Nam đã trở thành một đất nước được ngưỡng mộ khi một bộ phận người Nhật đồng cảm, một số khác xem Việt Nam như một mô hình đối phó với Trung Quốc.
Cựu Tư lệnh Không quân Nhật Bản Toshio Tamogami.
Cựu Tư lệnh Không quân Nhật Bản Toshio Tamogami.

Japan Times ngày 14/6 phân tích, mặc dù quan hệ thương mại, du lịch Nhật - Việt đã phát triển nhanh chóng trong những năm gần đây, nhưng khi so với các nước ASEAN khác như Malaysia, Singapore hay Thái Lan thì Việt Nam không mấy nổi bật trên các phương tiện truyền thông Nhật Bản.

Cựu Tư lệnh Nhật Bản: Việt Nam không dễ để nước lớn chèn ép ảnh 2

"Tập Cận Bình đã sẵn sàng cho 1 đến 2 cuộc chiến tranh"

(GDVN) - Tập Cận Bình đã một lần nữa chứng minh rằng ông là một đối thủ khó nhằn, và "nếu bị khiêu khích", ông thực sự có thể tiến hành 1 hoặc 2 cuộc chiến tranh.

Nhưng đột nhiên Việt Nam đã trở thành một đất nước được ngưỡng mộ khi một bộ phận người Nhật đồng cảm, một số khác xem Việt Nam như một mô hình đối phó với Trung Quốc về mặt quân sự. Lý do rất đơn giản, cả Nhật Bản và Việt Nam đang phải đối mặt gay gắt với Trung Quốc trên Hoa Đông và Biển Đông.

Tháng Giêng năm 1974, Trung Quốc đã cất quân xâm lược nhóm đảo phía Tây quần đảo Hoàng Sa, kết thúc việc thôn tính toàn bộ quần đảo này (thuộc chủ quyền của Việt Nam).

Các chính trị gia và các nhà phân tích quân sự Nhật Bản đang theo dõi chặt chẽ tình hình trên biển có dấu hiệu cho thấy Bắc Kinh sẵn sàng sử dụng vũ lực để khẳng định yêu sách chủ quyền lãnh thổ (phi lý, bất hợp pháp) của họ.

Cựu Tư lệnh Không quân Nhật Bản Toshio Tamogami hôm 5/6 bình luận, tình hình (Biển Đông) không phải vấn đề của riêng ai, vì điều tương tự cũng có thể nổ ra trên quần đảo Senkaku. Tướng Tamogami đánh giá, Việt Nam không phải một quốc gia dễ dàng để cho nước lớn chèn ép.

Nhà báo quân sự Mitsuhiro Sera nhắc lại việc ngày 30/5 năm ngoái, một tàu khu trục hải quân Trung Quốc đã mở radar tên lửa ngắm bắn một tàu hộ vệ của Nhật Bản trên biển Hoa Đông và cho rằng, nếu trong trường hợp tương tự thì người Việt Nam chắc chắn sẽ đáp trả vì hành động như vậy là một tuyên bố chiến tranh.

Cựu Tư lệnh Nhật Bản: Việt Nam không dễ để nước lớn chèn ép ảnh 3

Vụ giàn khoan 981 và bài học Trung Quốc xâm lược Hoàng Sa, Gạc Ma

(GDVN) - Nhưng khi Trung Quốc đã nhe nanh, các nước có yêu sách chủ quyền phải đối mặt với một sự thay đổi thực tế trên mặt biển. Trung Quốc ở quá gần và quá mạnh

"Người dân và Quân đội Nhân dân Việt Nam có tinh thần đồng đội, có lẽ bạn có thể gọi nó chính là sức mạnh", nhà quan sát Toru Kitsu nhận xét, ông đánh giá cao kinh nghiệm quân sự của những nhà lãnh đạo Việt Nam đã từng trải qua cuộc chiến tranh.

Người Việt tự hào về khả năng chiến đấu và sức kiên trì của mình, ngay cả khi họ ở thế bất lợi trong tương quan so sánh lực lượng - vũ khí trang bị với đối thủ, dù hải quân Trung Quốc có 217 ngàn quân với 891 tàu, trong khi Hải quân Nhân dân Việt Nam có 16 ngàn quân và 139 tàu.

Mitsuhiro Sera cho rằng khu vực quần đảo Hoàng Sa sẽ là "đất dụng võ" rất tốt cho các tàu ngầm Kilo Việt Nam đã mua từ Nga. 

Cả Mitsuhiro Sera và Toru Kitsu đều chung nhận định, Việt Nam là quốc gia có sức mạnh quân sự đang tập trung vào lục quân, nhưng có thể gia tăng lợi thế trên biển nhờ lực lượng sĩ quan hải quân được đào tạo tại Nhật Bản hàng năm ở Yokosuka tỉnh Kanagawa.

Trong Chiến tranh Việt Nam giai đoạn 1954 - 1975 Mỹ đã phải chịu áp lực rất lớn từ lực lượng du kích Việt Nam chiến đấu trong những khu rừng. Mỹ sử dụng bom na-pan và hóa chất khai quang một vùng rộng lớn để đối phó, nhưng Trung Quốc cần chú ý đến thực tế là họ không có cách nào "lấy nước ra khỏi đại dương" (khi đối phó với Hải quân Việt Nam).

Một nguồn tin từ hội Nghị sĩ hữu nghị Nhật Bản - Việt Nam cho biết, ngay cả khi Nhật Bản ở tình thế không viện trợ quân sự cho Việt Nam thì Tokyo cũng có thể cung cấp các hình thức hỗ trợ khác, chẳn hạn như viện trợ kinh tế.

Hồng Thủy