Dấu hiệu lạ trước chuyến công du Ấn Độ của ông Lương Quang Liệt

30/08/2012 19:00
Bảo Thành (Nguồn DNA India)
(GDVN) - Bắc Kinh đang tìm hiểu xem việc Ấn Độ mong muốn lãnh đạo mới của Trung Quốc xử lý vấn đề Ấn Độ khai thác năng lượng ở Biển Đông như thế nào.
Có thể bạn quan tâm
>>>TẢI BỘ ẢNH TÀU KHẢO SÁT TRUNG QUỐC HOẠT ĐỘNG PHI PHÁP TẠI TRƯỜNG SA<<< Trước khi diễn ra chuyến công du Ấn Độ lần đầu tiên sau 7 năm của ông Lương Quang Liệt, Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc từ ngày 2/9 đến 6/9 tới, ngày 30/8 tờ DNA India xuất bản tại Ấn Độ đã có bài phân tích những "dấu hiệu lạ" trong chuyến thăm này.
Ông Lương Quang Liệt, Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc
Ông Lương Quang Liệt, Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc
Qua những gì Trung Quốc đã thể hiện với Việt Nam và Philippines, giới phân tích Ấn Độ cho rằng giới chức Bắc Kinh sẽ không "mềm dẻo hay xuống nước" đối với vấn đề tranh chấp chủ quyền lãnh thổ với các quốc gia láng giềng trong thời gian tới. Gần đây Tân Hoa Xã đã thể hiện điều đó khi cảnh báo Thủ tướng Nhật Bản và Tổng thống Philippines rằng mối quan hệ tốt không chỉ dựa vào hợp tác kinh tế mà còn phải có “cam kết giải quyết thỏa đáng các tranh chấp trên Biển Đông”. Ông Lương Quang Liệt đã bắt đầu chuyến công du 5 ngày tới Sri Lanka từ ngày 29/8. Cái lạ đầu tiên, Trung Quốc đã thông báo cấp 1,5 triệu USD để hiện đại hóa Trường Quân sự ở Colombo dành cho con em nhân viên lực lượng vũ trang và cảnh sát Sri Lanka. Trong chuyến công du này, ông Lương Quang Liệt sẽ tới thăm Trường Sỹ quan Quốc phòng Sapugaskanda, trại Panagoda, Galle và có thể là Hambantota, nơi Trung Quốc đang tiến hành xây dựng một cảng nước sâu.
Tổng thống Sri Lanka Mahinda Rajapaksa tiếp ông Lương Quang Liệt
Tổng thống Sri Lanka Mahinda Rajapaksa tiếp ông Lương Quang Liệt
Trung Quốc cũng đã viện trợ cho Sri Lanka 100 triệu USD nhằm thực hiện các dự án phúc lợi trong quân đội. Đằng sau những khoản viện trợ cho Sri Lanka chính là ảnh hưởng ngày càng tăng của Trung Quốc đối với quốc gia này. Chính quyền Colombo quyết định ngừng cấp đất cho Ấn Độ tại trung tâm thủ đô Colombo để xây trung tâm văn hóa và trao mảnh đất đó cho Công ty Xuất nhập khẩu Công nghệ Hàng không Quốc gia Trung Quốc (CATIC). Một dấu hiệu lạ nữa là quyết định cử ông Lương Quang Liệt thực hiện chuyến thăm này mới chỉ được đưa ra vào tháng trước. Trước đó, hồi tháng Hai, Bắc Kinh đã bắt đầu chuẩn bị cho chuyến công du tới Ấn Độ của Tập Cận Bình - Phó Chủ tịch nước Trung Quốc, người gần như chắc chắn sẽ kế nhiệm ông Hồ Cẩm Đào trong đại hội 18 đảng Cộng sản Trung Quốc sắp tới. Ngoại trưởng Trung Quốc Dương Khiết Trì đã bí mật giao nhiệm vụ cho các học giả, các chuyên gia và cơ sở ở Ấn Độ xác định các lĩnh vực mà Ấn Độ có lợi ích và quan tâm. Những người này được yêu cầu thăm dò phản ứng của Ấn Độ trước việc Tập Cận Bình sẽ trở thành nhà lãnh đạo tiếp theo của Trung Quốc. Giới chức Bắc Kinh muốn biết thái độ của Ấn Độ đối với chính sách ngoại giao của Trung Quốc ở Ấn Độ Dương.
Ngoại trưởng Trung Quốc Dương Khiết Trì đang chỉ đạo các kênh tình báo, ngoại giao, học giả tìm hiểu thái độ của Ấn Độ về vấn đề Biển Đông
Ngoại trưởng Trung Quốc Dương Khiết Trì đang chỉ đạo các kênh tình báo, ngoại giao, học giả tìm hiểu thái độ của Ấn Độ về vấn đề Biển Đông
Bắc Kinh đang tìm hiểu xem việc Ấn Độ mong muốn lãnh đạo mới của Trung Quốc xử lý vấn đề Ấn Độ khai thác năng lượng ở Biển Đông như thế nào. Chuyến thăm của ông Lương Quang Liệt diễn ra vào thời điểm nhạy cảm trong quan hệ Trung - Ấn, khi quân đội Trung Quốc đã tiến hành ít nhất ba đợt tập trận dọc biên giới với Ấn Độ kể từ đầu năm. Ngày 20/6 vừa qua, Nhật báo Quân giải phóng Trung Quốc tuyên bố nước này đã bắn thử loại tên lửa tầm xa đất đối không mới với mục tiêu là các “máy bay địch từ hướng đông nam”. Ngày 10/8, máy bay J-11 của không quân Trung Quốc tiến hành tập trận bắn tên lửa tại Tây Tạng. Đầu năm nay, một tàu chiến của hải quân Ấn Độ và tàu khảo sát của Công ty Dầu mỏ và khí đốt Ấn Độ (ONGC) hoạt động trên Biển Đông đã bị chia tách. Chuyến thăm này cũng diễn ra chỉ vài tuần sau khi cơ quan tình báo hải ngoại Ấn Độ cảnh báo chính phủ về khả năng Trung Quốc tấn công quân sự dọc dải biên giới tranh chấp dài khoảng 4057 km.
Binh chủng Tên lửa chiến lược Trung Quốc (Pháo binh 2) biểu dương lực lượng
Binh chủng Tên lửa chiến lược Trung Quốc (Pháo binh 2) biểu dương lực lượng
Gần đây Trung Quốc đã có những động thái tích cực nhằm xoa dịu quan ngại của Ấn Độ như cho phép Đại sứ Ấn Độ ở Trung Quốc tới thăm khu tự trị Tây Tạng (TAR). Một động thái lạ khác là việc Trung Quốc cho phép đoàn quân sự Ấn Độ do một Trung tướng dẫn đầu tới thăm Lhasa vào ngày 11/7 và nói chuyện với một trung đoàn của Trung Quốc. Tuy nhiên, tất cả những động thái trên đều chỉ mang tính xuống nước tạm thời.* Trích dẫn, đăng tải lại toàn bộ hoặc một phần thông tin từ bài viết này phải chịu trách nhiệm và ghi rõ "theo báo Giáo Dục Việt Nam" hoặc "theo Giaoduc.net.vn". Box thảo luận ở phía dưới là diễn đàn để độc giả gửi comment, đánh giá, nhìn nhận và chia sẻ ý kiến. Báo Giáo Dục Việt Nam luôn đón nhận các ý kiến khách quan, có tính chất xây dựng, tôn trọng pháp luật, thuần phong mỹ tục... của tất cả bạn đọc gửi về. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu để quá trình biên tập và đăng tải được thuận tiện. 

Trong quá trình học tập, công tác, giao lưu quý độc giả nào phát hiện các tài liệu (bản đồ, sách giáo khoa, thư tịch, phim ảnh, quảng cáo...) của Trung Quốc, Đài Loan, Hồng Kông có dấu hiệu chứng minh 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa không phải của Trung Quốc, xin vui lòng cung cấp thông tin cho chúng tôi theo địa chỉ quocte@giaoduc.net.vn. Chân thành cảm ơn độc giả!
Bảo Thành (Nguồn DNA India)