Điểm tin tình hình Biển Đông 24 giờ qua

16/08/2012 22:00
Nguyễn Hường (tổng hợp)
(GDVN) -  Trung Quốc sẽ dành 1 tàu sân bay tự chế tạo để đối phó với vấn đề Biển Đông; "Dù bị Trung Quốc gây hấn, hiếu chiến, Việt Nam vẫn phải tỏ thiện chí"; Mỹ có thể nhấn chìm nền kinh tế Trung Quốc bất cứ lúc nào mà Mỹ không tốn một viên đạn...

> Tra cứu ĐIỂM THI ĐH-CĐ 2012 nhanh, chính xác nhất

> Tìm hiểu đất nước Ireland, cơ hội nhận quà cực lớn

> Cả xã hội quan tâm: Tình hình biển Đông 

1. Để bảo vệ cái mà TQ tự nhận là “lãnh thổ biển rộng lớn”, Trung Quốc sẽ chế tạo 3-5 tàu sân bay, đảm bảo cho 3 tàu trực chiến, trong đó có 1 tàu đối phó vấn đề biển Đông. (Xem chi tiết thông tin này trên Giáo dục Việt Nam)
Tàu sân bay đầu tiên Varyag của Trung Quốc chuẩn bị bàn giao cho Hải quân.
Tàu sân bay đầu tiên Varyag của Trung Quốc chuẩn bị bàn giao cho Hải quân.
2. “Nếu Trung Quốc bị cô lập thì Mỹ sẽ độc quyền tại khu vực. Trong khi đó các nước Đông Nam Á không tán thành cách hành xử của Trung Quốc nhưng cũng rất ngại tình trạng Mỹ độc quyền tại khu vực này” - ông Phạm Nguyên Long - nguyên là Nghiên cứu viên cao cấp của Viện Đông Nam Á - Viện Khoa học xã hội Việt Nam nhận định. (Xem chi tiết thông tin này trên Giáo dục Việt Nam)
"Dù Trung Quốc có gây hấn, hiếu chiến, Việt Nam vẫn phải tỏ thiện chí"
"Dù Trung Quốc có gây hấn, hiếu chiến, Việt Nam vẫn phải tỏ thiện chí"

3. Trong khi ngày càng có nhiều tiếng nói trong quân đội Trung Quốc đòi “dạy cho Việt Nam và Philippines một bài học” bằng sức mạnh quân sự và rằng Bắc Kinh cần quân sự hóa hơn nữa sức mạnh trên Biển Đông để phòng ngừa sự trở lại châu Á-Thái Bình Dương của Mỹ. Tuy nhiên, có ý kiến cho rằng các khoản chi tiêu ngân sách quốc phòng trị giá nhiều tỷ USD của Trung Quốc nhằm thách thức quân đội Mỹ có thể nhấn chìm nền kinh tế Trung Quốc bất cứ lúc nào mà Mỹ không tốn một viên đạn. Một kịch bản diễn biến hòa bình thời Chiến tranh Lạnh đang lặp lại. (Theo PetroTimes)
Một số nhân vật diều hâu nhất trong quân đội Trung Quốc, muốn dùng súng ống để đè bẹp láng giềng trong tranh chấp chủ quyền Biển Đông
 Một số nhân vật diều hâu nhất trong quân đội Trung Quốc, muốn dùng súng ống để đè bẹp láng giềng trong tranh chấp chủ quyền Biển Đông

4. Những căng thẳng về tranh chấp lãnh thổ, lãnh hải có nguy cơ bùng phát thành xung đột quân sự bất cứ lúc nào tại khu vực Đông và Nam Á đang làm tổn thương tới nền kinh tế thế giới do tắc nghẽn lưu thông hàng hóa. Một cuộc xung đột mở sẽ làm xáo trộn mạnh việc cung cấp dầu lửa của các nước Đông Nam Á, Đông Á, cũng như hoạt động mậu dịch trung gian và tiêu dùng giữa các nước ven biển Đông và giữa châu Á với châu Âu, khiến nguồn cung cho nhiều ngành công nghiệp bị rối loạn. (Theo CAND)
Hơn 50% lượng hàng hóa thế giới đi qua Biển Đông, nếu xung đột xảy ra tại đây sẽ tác động lớn tới kinh tế thế giới.
Hơn 50% lượng hàng hóa thế giới đi qua Biển Đông, nếu xung đột xảy ra tại đây sẽ tác động lớn tới kinh tế thế giới.

5.Trong bài xã luận với nhan đề "Các nước làm sáng tỏ chủ quyền lãnh thổ ở biển Đông như thế nào?" đăng trên báo The Nation (Thái Lan) ngày 14-8, PGS Robert Beckman, Giám đốc Trung tâm Luật quốc tế ở ĐH quốc gia Singapore, đã nêu ra 3 lý do khiến Công ước LHQ về Luật Biển (UNCLOS) quan trọng đối với tranh chấp ở biển Đông. (Theo Pháp luật)
Nguyễn Hường (tổng hợp)