"Đối thủ lớn nhất của quân đội Trung Quốc là tham nhũng"

02/02/2014 13:30
Hồng Thủy
(GDVN) - Cuộc chiến chống tham nhũng trong quân đội được giữ bí mật để bảo vệ "hình ảnh trước công chúng" của quân đội Trung Quốc.
Sỹ quan quân đội Trung Quốc từ chối trả lời báo chí, hình minh họa.
Sỹ quan quân đội Trung Quốc từ chối trả lời báo chí, hình minh họa.

Bưu điện Hoa Nam trong tuần này đã đưa tin chi tiết về một cuộc điều tra tham nhũng nhằm vào Cốc Tuấn Sơn, cựu Phó Chủ nhiệm Tổng cục Hậu cần quân đội Trung Quốc, một động thái chưa từng có tiền lệ.

Tham nhũng trong đội ngũ sĩ quan cao cấp quân đội Trung Quốc có thể làm suy yếu những nỗ lực đằng sau hậu trường. Theo Tân Hoa Xã, ngân sách quốc phòng Trung Quốc năm 2013 là 114,3 tỉ USD, tăng 10,7 % so với 2012.

Các nhà phân tích phương Tây như Andrew S.Erickson và Adam P.Liff đã lưu ý rằng vô cùng khó để nói chính xác việc số tiền này đang được sử dụng như thế nào.

Trung Quốc vẫn không tiết lộ thông tin co bản để có cái nhìn sâu sắc vào các ưu tiên chi tiêu trong nội bộ quân đội Trung Quốc. Điều này khiến người ta đặt câu hỏi số tiền lớn như vậy có thể không được sử dụng vào việc phát triển hệ thống vũ khí mới mà chảy vào túi các quan chức cấp cao.

Cựu Bộ trưởng Đường sắt Trung Quốc Lưu Chí Quân bị cho là đã tham ô hơn 28 triệu USD, hoàn toàn có thể có có mức tương tự với tham nhũng trong quân đội.

Tướng Lưu Nguyên, bạn thân của Tập Cận Bình chỉ trích gay gắt nạn tham nhũng trong quân đội.
Tướng Lưu Nguyên, bạn thân của Tập Cận Bình chỉ trích gay gắt nạn tham nhũng trong quân đội.

Tháng Tư 2012, Lưu Nguyên, Chính ủy Tổng cục Hậu Cần quân đội Trung Quốc và được xem là bạn thân của Tập Cận Bình từng có một loạt bài phát biểu nhằm thắng vào nạn tham nhũng trong quân đội Trung Quốc.

"Không quốc gia nào có thể đánh bại Trung Quốc, chỉ có tham nhũng có thể tiêu diệt chúng ta", Lưu Nguyên cho biết, ngoài việc lạm dụng ngân sách.

Trong thực tế, chiến dịch chống tham nhũng của Tập Cận Bình đã là một ưu tiên lớn hơn nhiều so với dự doán, đồng thời đã tập trung vào quân đội nơi vốn dĩ được xem là bất khả xâm phạm.

Khi lên nắm quyền, ông Bình đã ra những luật mới để hạn chế số lượng, thương hiệu xe hơi cho các lãnh đạo chỉ huy cấp cao của quân đội.

Tuy nhiên trái ngược với những báo cáo gần như hàng tháng về các quan chức cấp cao trong đảng và bộ máy nhà nước bị bắt giữ, điều tra, có rất ít thông tin về các sĩ quan quân đội bị điều tra và bắt giữ.

Cốc Tuấn Sơn chỉ là một trường hợp ngoại lệ đáng chú ý cho đến nay, thậm chí không có một thông báo chính thức nào về vụ điều tra viên Trung tướng này.

Cốc Tuấn Sơn, cựu Phó Chủ nhiệm Tổng cục Hậu cần quân đội Trung Quốc.
Cốc Tuấn Sơn, cựu Phó Chủ nhiệm Tổng cục Hậu cần quân đội Trung Quốc.

Một "chuyên gia chống tham nhũng" giấu tên nói với Thời báo Hoàn Cầu rằng tham nhũng trong quân đội rất nghiêm trọng, đặc biệt là ở cơ quan hậu cần. Tuy nhiên cuộc chiến chống tham nhũng trong quân đội được giữ bí mật để bảo vệ "hình ảnh trước công chúng" của quân đội Trung Quốc.

Thông tin gần đây về lối sống xa hoa của Cốc Tuấn Sơn thu hút sự chú ý nhiều hơn đến vấn đề tham nhũng trong quân đôi Trung Quốc, nhưng thông tin chi tiết về vụ này không đến từ các phương tiến truyền thông chính thức của Trung Quốc mà chủ yếu từ tờ Bưu điện Hoa Nam ở Hồng Kông và tờ tạp chí Tin tức Tài chính vốn nổi tiếng độc lập ở đại lục.

Điều này có thể cho thấy, trong khi chính phủ sẵn sàng công bố một câu chuyện như vậy, đảng Cộng sản Trung Quốc vẫn chưa sẵn sàng công bố một nội dung như vậy, chưa sẵn sàng sử dụng truyền thông phối hợp thúc đẩy cuộc chiến chống tham nhũng trong quân đội.
Hồng Thủy