Top 5 bài báo về hàng không được quan tâm nhất năm 2013

Bất ngờ với những thùng dầu phụ máy bay Mỹ trong Chiến tranh Việt Nam

31/12/2013 14:56
Lê Cường
(GDVN) - Điều mà các cựu binh Mỹ, đặc biệt là các cựu phi công và với phần lớn người Mỹ phải bất ngờ đó là những hình ảnh những thùng dầu phụ...

Trong số hơn 2000 bài báo được trang mạng "Những người yêu thích hàng không" đăng tải trong năm 2013 có top 5 bài được đọc và quan tâm nhiều nhất đó là sự kiện Iran tiết lộ máy bay tàng hình, việc quân đội Mỹ sử dụng thùng dầu phụ cho chiến đấu cơ trong Chiến tranh Việt Nam, hiện trạng của chúng; máy bay F-4 Phantom của Iran bị F-22 cảnh báo...

Đáng chú ý, những tin tức về các sự kiện liên quan đến sự phát triển của năng lực không quân Trung Quốc không được độc giả của trang mạng này quan tâm nhiều. Dưới đây là 4 trong số 5 bài báo được quan tâm nhiều nhất gồm có:

1. Iran tiết lộ máy bay tiêm kích tàng hình thế hệ mới “Qaher 313″

Tháng 2/2013, Iran đã cho ra mắt máy bay tiêm kích tàng hình thế hệ mới “Qaher 313″ tại lễ kỉ niệm 34 năm cách mạng Hồi giáo. Sau Mỹ, Nga và Trung Quốc, Iran trở thành nước thứ tư có khả năng độc lập nghiên cứu, chế tạo thành công máy bay tàng hình.

Qaher-313 là loại máy bay chiến đấu tàng hình một chỗ ngồi, có thể làm mù mọi loại radar, đồng thời họ cũng cho biết, đây là loại máy bay hoàn toàn do các chuyên gia hàng không vũ trụ Iran nghiên cứu chế tạo, Iran hoàn toàn tự chủ về công nghệ.

Qaher-313 được xếp vào loại máy bay chiến đấu thế hệ 5, thuộc loại tiêm kích đa năng cỡ nhỏ giống như F-35 của Mỹ. Nó có khả năng tấn công đối không và đối đất rất mạnh, có thể đồng thời đối đầu với các máy bay chiến đấu của đối phương, vừa tấn công các mục tiêu mặt đất rất hiệu quả.

Qaher-313 được thiết kế theo công nghệ tàng hình tiên tiến, giảm thiểu diện tích phản xạ radar, ngoại hình có những đặc trưng của các loại máy bay tàng hình thế hệ 4++ hoặc thế hệ thứ 5 như: được sơn một lớp sơn có tính năng hấp thụ sóng radar, thiết kế bố cục khí động học giống hình một con ngỗng, đuôi hình chữ V, ống xả của động cơ được giấu ở trong thân

2. Vì sao máy bày tàng hình “Qaher 313″ của Iran không thể... bay?

Theo đánh giá của một số chuyên gia hàng không, tiêm kích Qaher 313 mà Iran tuyên bố là máy bay chiến đấu thế hệ 3 của nước này có thể chỉ là một mô hình bằng nhựa không hơn không kém, một số nguyên nhân được trích dẫn như sau:

1. Kích thước của Qaher 313 khá kỳ lạ với kết cấu buồng lái của phi công quá bé, một phi công  khó có thể xoay sở và thao tác bình thường trong buồng lái như thế này, đặc biệt là phần ghế nhảy có gắn dù được sử dụng trong các tình huống gặp nạn khẩn cấp.

Đó là khi còn chưa tính đến việc khi phi công điều khiển đội mũ bảo hiểm, mặc quần áo bay với các thiết bị lỉnh kỉnh. Hơn nữa, từ trước đến nay chưa có máy bay chiến đấu nào lại có thiết kế buồng lái kỳ lạ cho phi công điều khiển đến vậy.

Theo tính toán của giả thiết, khi ngồi trên Qaher 313, đầu gối của phi công sẽ cao ngang mức vị trí đường viền khớp giữa kính bảo hộ buồng lái và thân trước máy bay.

2. Hình dáng của Qaher 313 có lẽ là sự tổng hợp hỗn tạp của các thiết kế đến từ máy bay X-32, X-36 của Boeing. Phần cánh của máy bay dường như quá bé so với trọng lượng toàn bộ của chiếc phản lực.

Chưa cần nói đến vũ khí, riêng động cơ phản lực và kết cấu máy móc bên trong đã rất nặng, một chiếc máy bay với kết cấu cánh như vậy khó có thể bay lên không trung.

3. Trên thân Qaher 313 không có các dấu hiệu của đinh vít và các khớp nối của loại thiết bị này. Đối với một chiếc máy bay nguyên mẫu điều này không khỏi không gây nghi ngờ. Qaher 313 có thể chỉ là máy bay nhựa 100 %.

4. Thiết kế ống xả động cơ của Qaher 313 không hợp lý. Nếu đúng như hình ảnh công bố của Iran thì chỉ riêng phần nhiệt phát sinh từ động cơ (chưa bàn đến ống xả) của chiếc máy bay này cũng có thể biến cả kết cấu thân thành nước vì quá nóng.

5. Đường hút khí của Qaher 313 quá nhỏ, hoàn toàn không thích hợp với động cơ của máy bay chiến đấu phản lực hiện đạn. Kế cấu hút khí của Qaher 313 dường như mô phỏng lại thiết kế của loại chiến đấu cơ không người lái (UCAV).

Lỗ hút khí được bố trí phía trên cánh ở góc cao (Góc tấn công). Xét về mặt kỹ thuật, thiết kế trên sẽ không hút được không khí để đưa vào buồng đốt của động cơ.

6. Buồng lái của phi công khá đơn giản, tấm panel điều khiển phía trước thiến các thiết bị dây dẫn điển hình. Qaher 313 có buồng lái giống như những chiếc máy bay cá nhân cỡ nhỏ chuyên dùng để tưới thuốc trừ sâu.

Hơn nữa, nếu phóng to ảnh, có thể nhìn thấy đồng hò chỉ dẫn tốc độ chỉ được giới hạnh ở tốc độ 300 dặm/giờ.

7. Kính chắn buồng lái của Qaher 313 trông rất đục, không trong suốt. Điều này có thể lý giải bằng: công nghệ kính...nhựa.

8. Càng hạ cánh ở đầu và càng chính có kết cấu thô cứng, có thể không co rút được.

9. Lý giải cho đoạn video được truyền thông Iran đăng tải quay lại cảnh chiến cơ Q-313 bay lượn rít gió trên không trung, nhiều người cho rằng đó thực ra chỉ là một mô hình điều khiển từ xa được lồng ghép cho ý định tuyên truyền.

3. Không quân Mỹ bị ảnh hưởng nặng nề nhất từ cắt giảm ngân sách quốc phòng

Theo những tài liệu nội bộ được tờ Thời báo Không quân của Mỹ đăng tải, năm 2013 là năm Không quân Mỹ bị ảnh hưởng nặng nề nhất từ chính sách cắt giảm ngân sách quốc phòng, ảnh hưởng của cuộc suy thoái tài chính trên quy mô toàn cầu.

Bắt đầu từ tháng 9 năm 2013, 17 phi đội chiến đấu cơ trong các đơn vị của Không quân Mỹ đều bị cắt giảm số giờ bay để tiết kiệm khoảng 591 triệu USD (tương đương khoảng 44 ngàn giờ bay).

Từ tháng 9/2013, số giờ bay ở con số  241,496 giờ sẽ được phân bổ cho các phi đội của Không quân để đảm bảo nhu cầu huấn luyện, bay nhiệm vụ tối thiểu. Số liệu phân bổ này sẽ không được phân bổ cho đến hết Năm tài khóa 2013.

Ngoài gia, giảm chi cho quốc phòng cũng dẫn đến việc Không quân Mỹ buộc phải điều chỉnh lại các chiến lực triển khai lực lượng không quân ở các căn cứ ở nước ngoài trong đó có cả địa bàn trọng yếu mà Mỹ đang quay trở lại mạnh mẽ là khu vực châu Á - Thái Bình Dương.

4. Thùng dầu phụ của máy bay chiến đấu Mỹ trong Chiến tranh Việt  Nam được tái sử dụng như thế nào?

Trong chiến thuật tác chiến của không quân, việc sử dụng các thùng dầu phụ (nhiên liệu) cho các loại máy bay chiến đấu cực kỳ quan trọng. Mục đích là để kéo dài khả năng bay của các loại máy bay tiêm kích cũng như ném bom khi chúng thực thi nhiệm vụ tác chiến.

Mặc dù các máy bay tiêm kích và ném bom chiến thuật của Không quân Mỹ hoàn toàn có thể được tiếp dầu trên không từ những máy bay vận tải cỡ lớn, tuy nhiên, trong nhiều trường hợp chúng vẫn phải dựa vào các thùng dầu phụ đựng nhiêu liệu JP-8  khi bay tác chiến.

Việc lắp đặt thêm các thùng dầu phụ cũng đã tạo ra những cản trở lớn đối với máy bay chiến đấu như tải trọng nặng hơn, khó bay linh hoạt trong một số tình huống bứt phá.

Khi lâm máy bay lâm vào tình huống chiến đấu, để lẩn trốn nhanh khỏi các máy bay tiêm kích đánh chặn, tên lửa phòng không của đối phương, các chiến đấu cơ mang thùng dậu phụ buộc phải thả rơi thùng dậu phụ khi đã dùng hết, thậm chí chưa hết cũng phải vứt bỏ để thoát thân.

Trong các trận oanh tạc phá hoại, không chiến trong Chiến tranh Việt Nam, Không quân Mỹ cũng sử dụng các thùng dầu phụ như vậy.

Tuy nhiên, điều mà các cựu binh Mỹ, đặc biệt là các cựu phi công và với phần lớn người Mỹ phải bất ngờ đó là những hình ảnh những thùng dầu phụ, công cụ chiến tranh từng gắn trên máy bay của họ đã được những thường dân Việt Nam sử dụng làm công cụ mưu sinh hàng ngày trên sông nước.

Thùng dầu phụ của máy bay Mỹ bỏ lại trên chiến trường Việt Nam được cải tạo thành những chiếc thuyền gắn máy
Thùng dầu phụ của máy bay Mỹ bỏ lại trên chiến trường Việt Nam được cải tạo thành những chiếc thuyền gắn máy
Không ai có thể ngờ trước sự sáng tạo và vận dụng của người dân Việt Nam
Không ai có thể ngờ trước sự sáng tạo và vận dụng của người dân Việt Nam
Lê Cường