Nhật Bản đưa ra phương án tranh thầu tàu ngầm cuối cùng với Đức, Pháp

01/12/2015 06:40
Việt Dũng
(GDVN) - Phương án tranh thầu cuối cùng đã được nộp cho Australia, tranh thầu cùng Đức và Pháp, bước chân vào thị trường trang bị quốc phòng toàn cầu.

Theo hãng tin BBC Anh ngày 30 tháng 11, cùng ngày, Chính phủ Nhật Bản đã đưa ra phương án chế tạo cuối cùng với Chính phủ Australia để tranh giành hợp đồng tàu ngầm thế hệ mới của Hải quân Australia.

Tàu ngầm AIP lớp Soryu của Nhật Bản
Tàu ngầm AIP lớp Soryu của Nhật Bản

Hãng tin Kyodo Nhật Bản cho biết, doanh nghiệp hai nước Đức và Pháp cũng đã đưa ra phương án của họ. Australia sẽ công bố số lượng chế tạo trong Sách trắng quốc phòng vào đầu năm 2016, đồng thời trong năm 2016 sẽ quyết định đối tượng hợp tác.

Điều này đánh dấu Nhật Bản chính thức tiến vào thị trường trang bị phòng vệ toàn cầu, đồng thời triển khai cạnh tranh với hai nước lớn xuất khẩu vũ khí là Đức và Pháp.

Nếu Nhật Bản trúng thầu, sẽ trở thành chương trình chuyển giao công nghệ vũ khí chính thức đầu tiên sau Chiến tranh, dựa trên "Ba nguyên tắc chuyển giao trang bị phòng vệ".

Được biết, tổng kim ngạch chương trình trong đó có chế tạo mới nhiều nhất 12 tàu ngầm và kinh phí bảo trì, quản lý là 50 tỷ đô la Australia (36 tỷ USD). Phía Nhật Bản lấy Chính phủ Nhật Bản làm chủ thể, do Công nghiệp nặng Mitsubishi và Công nghiệp nặng Kawasaki tham gia tranh thầu.

Công ty đóng tàu ThyssenKrupp Đức và Công ty đóng tàu DCNS Pháp cũng sẽ tham gia tranh thầu.

Tàu ngầm thông thường AIP lớp Soryu của Lực lượng Phòng vệ Biển Nhật Bản
Tàu ngầm thông thường AIP lớp Soryu của Lực lượng Phòng vệ Biển Nhật Bản

Điều kiện xem xét lựa chọn là "tính năng và giá thành, sự tham gia tối đa của công nghiệp địa phương", đồng thời đưa ra 3 phương án: chế tạo ở nước trúng thầu, ở Australia và hai bên hợp tác chế tạo.

Bài báo còn cho biết, phương án do Nhật Bản đưa ra lấy tàu ngầm lớp Soryu làm nền tảng, đặc điểm là chỉ dựa vào năng lượng của bình điện lithium ion cũng có thể chạy.

Phương án của Đức là lấy tàu ngầm xuất khẩu trước đây cải tạo thành loại cỡ lớn, Pháp thì sẽ chuyển giao công nghệ tàu ngầm hạt nhân.

Australia hy vọng xây dựng hạm đội tàu ngầm mới, trong giai đoạn 2025 - 2030 từng bước thay thế tàu ngầm lớp Collins cũ.

Quan chức Bộ Quốc phòng Nhật Bản cho biết, Nhật Bản và Australia xây dựng quan hệ đối tác quân sự có lợi cho thúc đẩy hòa bình và ổn định của khu vực châu Á-Thái Bình Dương, đặc biệt là an ninh trên biển, nhằm ứng phó với sự trỗi dậy của Trung Quốc.

Quan chức chính phủ từ chối tiết lộ tình hình chi tiết, nhưng báo chí Nhật Bản suy đoán, phương án mà Nhật Bản đưa ra cho Australia sẽ bao gồm: chế tạo tàu ngầm lớp Soryu có hệ thống đẩy dầu diesel và tính năng tàng hình tiên tiến.

Nhật Bản đề nghị cùng Australia nghiên cứu phát triển và chế tạo tàu ngầm tương lai, cũng sẽ cung cấp chi viện trên các phương diện vận hành, sửa chữa và bảo dưỡng hạm đội tàu ngầm. 

Tàu ngầm thông thường AIP lớp Soryu của Lực lượng Phòng vệ Biển Nhật Bản
Tàu ngầm thông thường AIP lớp Soryu của Lực lượng Phòng vệ Biển Nhật Bản
Việt Dũng