Bình luận của báo Phượng Hoàng, Hồng Kông:

“Việt Nam bố trí hệ thống phòng không hoàn bị trên quần đảo Trường Sa”

17/01/2014 10:46
Đông Bình
(GDVN) - Bài báo tuyên truyền, xuyên tạc không có một chút xấu hổ cho rằng, Việt Nam “xâm chiếm” các hòn đảo này của Trung Quốc.
Tàu tuần duyên USS Freedom LCS 1 của Hải quân Mỹ trên Biển Đông ngày 20 tháng 6 năm 2013
Tàu tuần duyên USS Freedom LCS 1 của Hải quân Mỹ trên Biển Đông ngày 20 tháng 6 năm 2013

Tờ "Phượng Hoàng" Hồng Kông ngày 16 tháng 1 có bài viết nhan đề "Tàu tuần duyên Mỹ do thám Biển Đông, căn cứ tên lửa Việt Nam lộ diện".

Bài viết dẫn Đài tiếng nói Hoa Kỳ (VOA) cho biết, Quân đội Mỹ lần đầu tiên thừa nhận, tàu chiến mới nhất của họ vừa thực hiện nhiệm vụ trinh sát toàn diện Quân đội Trung Quốc ở Biển Đông.

Theo bài báo, tàu tuần duyên mới nhất của Mỹ năm 2013 tàu tuần duyên mới nhất của Mỹ đã triển khai ở Đông Nam Á, dài 10 tháng, thường trú ở căn cứ hải quân Changi của Singapore, đồng thời đã triển khai diễn tập chiến đấu thực tế trên Biển Đông.

Vào tuần trước, Tư lệnh Bộ Tư lệnh của lực lượng tàu chiến mặt nước Hải quân Mỹ, Thiếu tướng Tom Karpman công khai thừa nhận, cho biết, trong thời gian tàu tuần duyên USS Freedom tuần tra ở Đông Nam Á, thực hiện mệnh lệnh của trên, đã triển khai huấn luyện chiến đấu thực tế ở Biển Đông, đồng thời cũng đã triển khai tuần tra và trinh sát toàn diện đối với "quân địch" và vùng biển mà Quân đội Mỹ quan tâm.

Thiếu tướng Hải quân Mỹ công khai cho biết, khi tuần tra trên Biển Đông, đã sử dụng hệ thống trinh sát và radar của tàu tuần duyên do thám tất cả các trọng điểm mục tiêu trên Biển Đông như tàu chiến mặt nước, tàu ngầm của Hải quân Trung Quốc.

Ngày 20 tháng 6 năm 2013, tàu tuần duyên USS Freedom Hải quân Mỹ và tàu hộ vệ KD Jabat Malaysia tập trận trên Biển Đông.
Ngày 20 tháng 6 năm 2013, tàu tuần duyên USS Freedom Hải quân Mỹ và tàu hộ vệ KD Jabat Malaysia tập trận trên Biển Đông.

Ông tiết lộ thêm, trên tàu tuần duyên USS Freedom, Quân đội Mỹ còn sử dụng máy bay trực thăng trinh sát mới nhất, cất cánh lên không đã trinh sát hơn 500 thông tin tình báo trên không-trên biển, đồng thời đã sử dụng tàu đệm khí dài 11 m, thu thập tin tức tình báo mới nhất về tàu chiến Quân đội Trung Quốc ở Biển Đông.

Bài báo dẫn “một chuyên gia quân sự Trung Quốc” chủ động tiết lộ cho rằng, trong thời gian tuần tra trên Biển Đông, tàu tuần duyên USS Freedom Mỹ đã xuất hiện ở "các đảo, đá ngầm do Trung Quốc đóng quân", "trong phạm vi hoạt động của tàu Hải giám và Hạm đội Nam Hải".

Chuyên gia này thừa nhận, tàu tuần duyên Mỹ đã lắp hệ thống trinh sát tiên tiến, là hệ thống trinh sát điện tử mới nhất, có hiệu quả nhất hiện nay của Hải quân Mỹ, có thể triển khai trinh sát toàn diện đối với quy luật hoạt động, tình báo tín hiệu và hệ thống chỉ huy của tàu chiến, tàu ngầm Trung Quốc, đặc biệt là đã tiến hành thu thập toàn diện về tình hình xây dựng quân sự của Trung Quốc trên Biển Đông, hơn nữa khi cần thiết sẵn sàng xuất hiện trên Biển Đông triển khai hoạt động tác chiến của Quân đội Mỹ.

Tàu sân bay Mỹ hoạt động trên Biển Đông (ảnh tư liệu)
Tàu sân bay Mỹ hoạt động trên Biển Đông (ảnh tư liệu)

Bài báo cho rằng, thông tin mới nhất cho thấy, Quân đội Mỹ chắc chắn sẽ gia tăng trinh sát quân sự ở Biển Đông, bởi vì năm 2013 vừa qua đi, từng có một tàu chiến Mỹ mắc cạn ở lân cận đảo, đá ngầm trên Biển Đông.

Sau khi xảy ra sự việc này, Hải quân Mỹ nhiều lần nghiên cứu và rất ngạc nhiên là quân Mỹ đã không quen với tình hình của một vùng biển quan trọng như vậy, để xảy ra sự kiện ngoài ý muốn, quân Mỹ cần phải gia tăng trinh sát quân sự và tình báo đối với Biển Đông.

Đồng thời, tàu tuần duyên mới nhất của Mỹ phô trương diễn tập trên Biển Đồng, trinh sát Quân đội Trung Quốc - hành động này cũng là "chống lưng" cho đồng minh Biển Đông của họ như Philippines, ủng hộ cho quân đồng minh về quân sự, duy trì tranh chấp Biển Đông với Quân đội Trung Quốc.

Trong khi đó, sau khi Quân đội Mỹ thừa nhận tàu tuần duyên mới nhất đến Biển Đông tiến hành trinh sát toàn diện Quân đội Trung Quốc, Bộ trưởng Quốc phòng Philippines lập tức tuyên bố, Philippines cần thực hiện hành động bảo vệ quân sự ở vùng đặc quyền kinh tế của Philippines, Mỹ còn kêu gọi các nước đồng minh châu Á-Thái Bình Dương như Nhật Bản, "Ấn Độ" tăng cường hành động quân sự phối hợp trên Biển Đông.

Báo Trung Quốc cho rằng, Việt Nam triển khai tên lửa phòng không SA-3 trên quần đảo Trường Sa nhằm đối phó với các mối đe dọa trên không.
Báo Trung Quốc cho rằng, Việt Nam triển khai tên lửa phòng không SA-3 trên quần đảo Trường Sa nhằm đối phó với các mối đe dọa trên không.

Mặt khác, theo tuyên truyền của bài báo, "Quân đội Việt Nam cũng đã công khai tên lửa phòng không triển khai trên quần đảo Trường Sa ở Biển Đông và lực lượng quân đội Việt Nam trên các đảo trang bị các hệ thống tên lửa phòng không rất hoàn bị, trong đó có có tên lửa phòng không dùng để "đối phó với mối đe dọa Trung Quốc".

Theo bài báo, vũ khí phòng không Việt Nam triển khai trên những đảo, đá này chủ yếu gồm có tên lửa phòng không tầm trung và xa SA-2, tên lửa phòng không tầm trung SA-3 và rất nhiều pháo cao xạ do Nga chế tạo. Tuy chúng đã cũ, nhưng cơ bản bao quát được vùng trời tầm xa, tầm trung và tầm gần ở các đảo, đá ngầm do Việt Nam kiểm soát.

Hơn nữa, theo bài báo, cùng với tên lửa phòng không SA-2, radar sóng ngắn được Việt Nam triển khai ở quần đảo Trường Sa có thể giúp cho Không quân Việt Nam dễ dàng phát hiện và "khóa" các mục tiêu bay máy bay chiến đấu, tạo ra mối đe dọa rất lớn cho máy bay chiến đấu của Không quân Trung Quốc (một nước có tham vọng lãnh thổ của nước khác).

Việt Nam triển khai tên lửa phòng không trên quần đảo Trường Sa (nguồn: china.com.cn)
Việt Nam triển khai tên lửa phòng không trên quần đảo Trường Sa (nguồn: china.com.cn)

Bài báo tuyên truyền xuyên tạc không có một chút xấu hổ cho rằng, Việt Nam “xâm chiếm” các hòn đảo này của Trung Quốc. Phải khẳng định rằng, đây hoàn toàn là những tuyên truyền có tính chất bịa đặt lịch sử và là tung tin vịt hòng đánh lừa dư luận.

Mặt khác, theo bài báo, các nguồn tin cho biết, năm 2013, Hải quân Trung Quốc đã biên chế ít nhất 17 tàu chiến mới. Số liệu của Quân đội Trung Quốc cho biết, số lượng tàu chiến cỡ lớn mới biên chế cho Hạm đội Nam Hải là "tương đối nhiều" (thực ra là nhiều nhất, so với các hạm đội lớn khác).

Theo tuyên truyền của bài báo, Biển Đông có diện tích rộng lớn, "hoạt động bảo vệ chủ quyền" nhiều, số lượng tàu khu trục cỡ lớn và trung bình trước đây của Hạm đội Nam Hải khá ít, năm 2013 biên chế nhiều tàu chiến cỡ lớn cho Hạm đội Nam Hải, trong đó có tàu Tam Á là sự "bổ sung quân sự cần thiết".

Trong tương lai, Biển Đông sẽ là khu vực quân sự "trọng điểm" triển khai rất nhiều tàu chiến mới và để Bắc Kinh thực hiện cái gọi là "bảo vệ chủ qyuền" của Hải quân Trung Quốc.

Pháo 37 mm của Việt Nam (nguồn china.com.cn)
Pháo 37 mm của Việt Nam (nguồn china.com.cn)
Radar sóng ngắn của Việt Nam tạo ra mối đe dọa to lớn cho máy bay chiến đấu Trung Quốc trên quần đảo Trường Sa (nguồn china.com.cn)
Radar sóng ngắn của Việt Nam tạo ra mối đe dọa to lớn cho máy bay chiến đấu Trung Quốc trên quần đảo Trường Sa (nguồn china.com.cn)
Đông Bình