"Hạm đội tàu trắng" Trung Quốc và nguy cơ xung đột ở Biển Đông

02/08/2013 07:40
Hồng Thủy
(GDVN) - Thủ đoạn nham hiểm của Bắc Kinh sử dụng tàu phi quân sự hoặc bán quân sự như Cảnh sát biển để quấy rối tàu nước ngoài nó muốn xua đuổi ra khỏi vùng biển tranh chấp, cách tiếp cận này ít có khả năng châm ngòi cho một cuộc xung đột vũ trang trên Biển Đông và dễ đánh lừa dư luận khi Trung Quốc tự biến mình thành "nạn nhân" trong các vụ va chạm (có chủ ý của Bắc Kinh).
Vũ khí hạng nặng trên tàu Cảnh sát biển Trung Quốc
Vũ khí hạng nặng trên tàu Cảnh sát biển Trung Quốc
Bắt đầu từ tháng 7/2013 Trung Quốc chính thức thống nhất 4 lực lượng công vụ bán vũ trang trên biển thành Cảnh sát biển Trung Quốc với số lượng hùng hậu nhất từ trước đến nay và được trang bị vũ khí, phương tiện mạnh hơn để thực hiện cái gọi là tuần tra, chấp pháp ở các vùng biển tranh chấp trên Biển Đông và Biển Hoa Đông.
Ngay từ đầu năm 2013 Bắc Kinh đã thông báo sẽ thống nhất lực lượng 4 bộ phận gồm Hải giám của Cục Hải dương quốc gia thuộc Bộ Tài nguyên và đất đai, Ngư chính thuộc Bộ Nông nghiệp, Cảnh sát chống buôn lậu của Tổng cục Hải quan và Cảnh sát biển của Bộ Công an. Trong mấy tháng qua hàng trăm chiếc tàu tuần tra của các lực lượng này đã được sơn lại, một số tàu được trang bị vũ khí hạng nặng và tất cả nhân viên thay đồng phục Cảnh sát biển - một lực lượng bán quân sự. Các chiến lược gia Mỹ của trang Strategy cho rằng hoạt động tái cơ cấu các lực lượng của Trung Quốc trên biển phản ánh chiến thuật ưa thích của Bắc Kinh hòng tìm cách khẳng định yêu sách (vô lý và phi pháp) của mình đòi kiểm soát gần như toàn bộ Biển Đông bằng cách (tạm) tránh sử dụng các tàu quân sự. Thay vào đó nó sẽ phái những tàu Cảnh sát biển sơn trắng ra quấy rối và đe dọa tàu nước ngoài hoạt động trên tuyến hàng hải quốc tế tấp nập ở Biển Đông mà luật pháp quốc tế cho phép, nhưng Bắc Kinh lại coi đó là lãnh hải của họ. Nếu một trong các bên gọi tàu chiến ra can thiệp khi tàu của họ bị Cảnh sát biển Trung Quốc quấy rối, lúc này Bắc Kinh sẽ lấy cớ để điều động tàu chiến, chiến đấu cơ ra can thiệp.
Trong mấy tháng qua, Trung Quốc sơn lại toàn bộ các tàu Hải giám, Ngư chính, Hải quan và Cảnh sát biển thành một loại thống nhất, Cảnh sát biển Trung Quốc, sơn trắng, 1 sọc đỏ đậm 4 sọc xanh lam nghiêng trên thân tàu cho "hợp tiêu chuẩn quốc tế".
Trong mấy tháng qua, Trung Quốc sơn lại toàn bộ các tàu Hải giám, Ngư chính, Hải quan và Cảnh sát biển thành một loại thống nhất, Cảnh sát biển Trung Quốc, sơn trắng, 1 sọc đỏ đậm 4 sọc xanh lam nghiêng trên thân tàu cho "hợp tiêu chuẩn quốc tế".
Một phần của chiến lược nguy hiểm này, trong năm nay Trung Quốc bắt đầu thực thi các quy định mới (vô lý, phi pháp và do Bắc Kinh tự đặt ra) cho phép tàu Cảnh sát biển Trung Quốc hộ tống, hoặc trục xuất tàu nước ngoài trên hầu hết các khu vực thuộc Biển Đông. Động thái này đang vấp phải sự phản đối quyết liệt từ các quốc gia láng giềng ven Biển Đông. Các tàu Cảnh sát biển Trung Quốc được sơn toàn thân màu trắng với 1 sọc đỏ đậm 3 sọc xanh lam kẻ vạt nghiêng trên thân tàu là cách để quốc tế công nhận và xác định đó là tàu Cảnh sát biển (Tuần duyên/Bảo vệ bờ biển), lực lượng được xem như ít nguy hiểm hơn so với tàu chiến. Bắc Kinh đồng thời yêu cầu các tàu dân sự mà chủ sở hữu của những con tàu tư nhân hiểu rằng họ không có lựa chọn khác phải chạy theo những tuyến hàng hải mà Cảnh sát biển nước này muốn chúng đi để nếu tàu nước khác nổ súng xua đuổi tàu Cảnh sát biển Trung Quốc quấy rối nó, Bắc Kinh sẽ lập tức lu loa rằng đó là những kẻ xấu, tàu nước ngoài phạm pháp hay "gây hấn" với Trung Quốc ở Biển Đông. Trong lực lượng "hạm đội tàu trắng" của Trung Quốc thì Hải giám là hùng hậu nhất. Thành lập năm 1998 thuộc Cục Hải dương quốc gia, Bộ Tài nguyên và đất đai, Hải giám có trách nhiệm tuần tra các vùng biển nó quyên bố chủ quyền và thực thi pháp luật về môi trường trong các khu vực ven biển của nó. Hải giám Trung Quốc trước khi hợp nhất có 10 ngàn nhân viên với 300 tàu tuần tra, 10 máy bay.
Các lực lượng Hải giám, Ngư chính, Hải quan Trung Quốc ở Biển Đông thay đồng phục Cảnh sát biển từ tháng 7/2013.
Các lực lượng Hải giám, Ngư chính, Hải quan Trung Quốc ở Biển Đông thay đồng phục Cảnh sát biển từ tháng 7/2013.
Khi xảy ra một cuộc đối đầu vũ trang trên các khu vực tranh chấp ở Biển Đông thường thì Trung Quốc phái tàu Hải giám tới "tuần tra" thường xuyên các khu vực này và nó được các bên mô tả là "tàu chiến Trung Quốc". Cùng với các lực lượng khác (Ngư chính), Trung Quốc đã có hàng trăm tàu lớn trên 1000 tấn, trong đó một số trên 3000 tấn và hàng ngàn tàu nhỏ hơn. Trung Quốc cũng đang xây dựng (trái phép) các căn cứ nhỏ lẻ trên các đảo tranh chấp ở Biển Đông để có thể phục vụ như cầu cảng neo đậu cho các tàu tuần tra nhỏ. Cần lưu ý rằng không ít các tàu tuần tra nhỏ được trang bị vũ khí hạng nặng như tên lửa, ngư lôi trong khi một số khác được lắp thêm vũ khí kể từ khi sơn lại tàu thành Cảnh sát biển Trung Quốc. Bắc Kinh đang đặc biệt "quan tâm" đến quần đảo Trường Sa (thuộc chủ quyền của Việt Nam, hiện là tâm điểm tranh chấp của 5 nước 6 bên), một nhóm theo các chiến lược gia Mỹ có khoảng 100 đảo nhỏ, bãi ngầm, bãi cạn, rặng san hô với tổng diện tích khoảng 5 km vuông. 
Trung Quốc dùng vũ lực đánh chiếm phi pháp Đá Chữ Thập nằm trong quần đảo Trường Sa của Việt Nam năm 1988 và xây dựng công sự nhà nổi kiên cố trái phép làm nơi đồn trú cho binh lính và chỉ huy lực lượng quân sự Trung Quốc chiếm đóng trái phép ở Trường Sa.
Trung Quốc dùng vũ lực đánh chiếm phi pháp Đá Chữ Thập nằm trong quần đảo Trường Sa của Việt Nam năm 1988 và xây dựng công sự nhà nổi kiên cố trái phép làm nơi đồn trú cho binh lính và chỉ huy lực lượng quân sự Trung Quốc chiếm đóng trái phép ở Trường Sa.
Tuy nhiên Trung Quốc mở rộng phạm vi pháp lý của quần đảo Trường Sa mà nó đòi "chủ quyền" với tên gọi Nam Sa ra vùng biển rộng 410 ngàn km vuông chỉ bằng một tiểu xảo - đánh tráo khái niệm "quần đảo" thành "quốc gia quần đảo" vốn được quy định rõ ràng trong Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển 1992 (UNCLOS) hòng mở rộng phạm vi lãnh hải, xác lập phi pháp vùng kinh tế đặc quyền xung quanh Trường Sa, thậm chí cả Hoàng Sa, theo Tiến sĩ Trần Công Trục, nguyên Trưởng ban Biên giới Chính phủ Việt Nam phân tích. Tài liệu từ phía Mỹ cho biết trong số khoảng 45 điểm đảo, bãi đá, bãi ngầm, rặng san hô ở Trường Sa hiện nay Việt Nam đang giữ 25 điểm, Trung Quốc chiếm 8 điểm, Philippines 8 điểm, Malaysia 6 điểm và Đài Loan 1 điểm. Tuy nhiên cả Trung Quốc và Đài Loan đều tuyên bố "chủ quyền" với toàn bộ quần đảo Trường Sa, thậm chí là gần như toàn bộ Biển Đông. Thủ đoạn nham hiểm của Bắc Kinh sử dụng tàu phi quân sự hoặc bán quân sự như Cảnh sát biển để quấy rối tàu nước ngoài nó muốn xua đuổi ra khỏi vùng biển tranh chấp, cách tiếp cận này ít có khả năng châm ngòi cho một cuộc xung đột vũ trang trên Biển Đông và dễ đánh lừa dư luận khi Trung Quốc tự biến mình thành "nạn nhân" trong các vụ va chạm (có chủ ý của Bắc Kinh). Những tuyên bố đại loại như Trung Quốc là "nạn nhân" trong chính các trò đùa, âm mưu của nó với các bên tranh chấp như Philippines, Việt Nam, Malaysia, Brunei và Đài Loan không được quốc tế thừa nhận. Ấn Độ và Mỹ đã thông báo rõ ràng rằng họ sẽ không theo sự áp đặt của Trung Quốc ở Biển Đông và các tàu chiến của 2 quốc gia này vẫn mong đợi sẽ tiếp tục di chuyển thoải mái trong các vùng biển quốc tế ở Biển Đông.
* Đề nghị không sao chép lại dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của báo GDVN. Trích dẫn, đăng tải lại toàn bộ hoặc một phần thông tin từ bài viết này phải chịu trách nhiệm và ghi rõ "theo báo Giáo Dục Việt Nam" hoặc "theo Giaoduc.net.vn". Box thảo luận ở phía dưới là diễn đàn để độc giả gửi comment, đánh giá, nhìn nhận và chia sẻ ý kiến. Báo Giáo Dục Việt Nam luôn đón nhận các ý kiến khách quan, có tính chất xây dựng, tôn trọng pháp luật, thuần phong mỹ tục... của tất cả bạn đọc gửi về. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu để quá trình biên tập và đăng tải được thuận tiện. Chân thành cảm ơn độc giả!

Hồng Thủy