Hậu quả việc Bộ trưởng tài chính Nga bị Putin cách chức

29/09/2011 07:09
Lê Mai (theo RIA)
(GDVN) - Alexei Kudrin nói rằng ông muốn từ chức bởi ông không thể ngăn chặn những điều vô nghĩa
Một trong những chuyên gia kinh tế hàng đầu của Nga nhận địch việc ông Alexei Kudrin – Bộ trường tài chính của Nga bị cách chức sẽ châm ngòi cho một làn sóng chi tiêu ngân sách quá lớn dẫn đến thiếu hụt tài chính nghiêm trọng cho nền kinh tế Nga.

Nhận định trên được Yevgeny Yasin, một cựu bộ trưởng kinh tế và là giám đốc nghiên cứu thuộc Trường kinh tế Nga (1994-1997) đưa ra sau quyết định cách chức Bộ trưởng tài chính Alexei Kudrin được giới lãnh đạo Nga công bố.

Theo ông Yevgeny Yasin, Bộ trưởng Alexei Kudrin, người được ví như một người lính bảo vệ sự cân bằng tài chính của nền kinh tế Nga bị cách chức sẽ dẫn đến các hậu quả khó lường như ngân sách quốc gia tiếp tục bị chi dùng quá mức và dần dần sẽ đẫn đến thiếu hụt.

Bộ trưởng Alexei Kudrin trước đó từng phản đối chính sách kinh tế, đặc biệt là các kế hoạch chi tiêu ngân sách quá mức, trong đó có đầu tư cho quốc phòng của Tổng thống Dmitry Medvedev.

Trước khi bị cách chức, Alexei Kudrin đã thẳng thừng tuyên bố rằng ông ta sẽ không làm việc trong nội các mới của Nga sau năm 2012, đặc biệt là khi Medvedev tái nhiệm hoặc trở thành Thủ tướng nếu Vladimir Putin thắng cử Tổng thống.

Alexei Kudrin nói rằng ông muốn từ chức bởi ông không thể ngăn chặn những điều vô nghĩa, đặc biệt là việc tăng chi tiêu ngân sách quá mức.

Trước đó, nhiều nhà đầu tư nước ngoài tin rằng Alexei Kudrin sẽ là người tiến hành cải cách kinh tế sâu rộng trong nội các tiếp theo của lãnh đạo Nga. Với các nhà kinh tế phương tây, sự ra đi của Alexei Kudrin là dấu hiệu xấu cho nền kinh tế của Nga.

Ông Alexei Kudrin  năm nay  50 tuổi, đảm nhiệm cương vị Bộ trưởng tài chính Nga từ năm 2000. Đóng góp của Alexei Kudrin đối với nền kinh tế Nga kể từ khi nhậm chức thể hiện trên các mặt như giảm nợ nước ngoài, giảm suy thoái, tăng nguồn thu cho nền kinh tế Nga.


Lê Mai (theo RIA)