Hé lộ chân dung người kế thừa di sản của Chủ tịch TQ Hồ Cẩm Đào

10/08/2012 05:30
Nguyễn Hường (nguồn Reuters)
(GDVN) - Các nhà quan sát chính trị tin rằng, Hồ Xuân Hoa sẽ là lựa chọn tốt nhất, tiếp bước Phó Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình sau này.

Có thể bạn quan tâm
> Tra cứu ĐIỂM THI ĐH-CĐ 2012 nhanh, chính xác nhất
> Tìm hiểu đất nước Ireland, cơ hội nhận quà cực lớn
> Cả xã hội quan tâm: Tình hình biển Đông 

Reuters dẫn 2 nguồn tin độc lập ngày 8/8 đưa tin cho biết, Chủ tịch Trung Quốc ông Hồ Cẩm Đào đã tìm thấy một nhân vật có thể giúp gìn giữ và phát huy sự ảnh hưởng, di sản của mình sau khi ông nghỉ hưu vào cuối nhiệm kỳ này.
Hồ Xuân Hoa - một trong những ngôi sao mới nổi trên chính trường Trung Quốc.
Hồ Xuân Hoa - một trong những ngôi sao mới nổi trên chính trường Trung Quốc.

Hồ Xuân Hoa, Bí thư khu tự trị Nội Mông, được đánh giá là ngôi sao rất sáng trong số những ngôi sao mới nổi có tiềm năng trở thành các nhà lãnh đạo thế hệ thế 6 của Trung Quốc. Ông được xem là một nhà cải cách và là một người nhận được sự ủng hộ ngầm của Chủ tịch Hồ Cẩm Đào, mặc dù cả hai không có quan hệ huyết thống hay họ hàng.
Theo nguồn tin trên, Chủ tịch Hồ Cẩm Đào đánh giá rất cao Hồ Xuân Hoa và quyết định sẽ hỗ trợ ông trở thành một Ủy viên Thường trực Bộ Chính trị hoặc chí ít sẽ là Bí thư Thượng Hải. Thượng Hải, Bắc Kinh, Thiên Tân và Trùng Khánh đều là những trung tâm kinh tế, chính trị lớn của Trung Quốc và điều này sẽ giúp ông Hồ Xuân Hoa có được sự ảnh hưởng lớn hơn trước khi bước vào cơ quan quyền lực nhất của Trung Quốc. 
"Sau khi rời khỏi vũ đài (chính trị), nhà lãnh đạo này hy vọng rằng di sản của ông sẽ được kế tục" - nguồn tin yêu cầu được giấu tên do tính nhạy cảm của vấn đề nói với Reuters.
Theo các nhà phân tích, người kế nhiệm chức Chủ tịch của ông Hồ Cẩm Đào năm 2012 chắc chắn sẽ là Phó Chủ tịch Tập Cận Bình. Nhưng ông Hồ Cẩm Đào cũng đang xem xét việc hỗ trợ một số nhân vật khác vào những vị trí quan trọng. Các nguồn tin cho biết, ông Đào cũng đã có ý định rút gọn quy mô của Thường vụ Bộ Chính trị từ 9 còn 7 thành viên. Tuy nhiên, cũng có thông tin cho rằng cơ quan quyền lực nhất Trung Quốc này sẽ mở rộng lên tới 11 thành viên.

Hồ Xuân Hoa được Chủ tịch Trung Quốc Hồ Cẩm Đào đánh giá rất cao.
Hồ Xuân Hoa được Chủ tịch Trung Quốc Hồ Cẩm Đào đánh giá rất cao.

Tuy nhiên, danh sách những nhà lãnh đạo thế hệ tiếp theo của Trung Quốc chỉ được công bố chính thức tại Đại hội 18 dự kiến sẽ diễn ra sớm nhất là tháng 10 năm nay, trong khi các nhà lãnh đạo thế hệ cũ sẽ chính thức hết quyền lực vào tháng 3/2013.
Nếu may mắn, Hồ Xuân Hoa (49 tuổi) sẽ trở thành Ủy viên Thường trực Bộ chính trị trẻ nhất của Trung Quốc.

Hồ Xuân Hoa cũng có khả năng trở thành Thị trưởng Bắc Kinh thay thế ông Quách Kim Long, người đã phải đối mặt với một loạt chỉ trích do chậm ứng phó với trận lũ lụt khiến 79 người thiệt mạng vừa qua tại thủ đô của Trung Quốc.
Để hỗ trợ sự nghiệp chính trị tương lai đang rộng mở, ông Hồ Xuân Hoa gần đây cũng đã tham gia một loạt các sự kiện quốc tế như đón tiếp các phái đoàn quan chức quốc tế tới thăm Trung Quốc, cùng ông Tập Cận Bình tới thăm Mỹ hồi đầu năm nay...
Hồ Xuân Hoa tiếp Thủ tướng Hungary
Hồ Xuân Hoa tiếp Thủ tướng  Hungary

Ngoài ra, ở trên nấc thang chính trị, ông Hồ Xuân Hoa và Chủ tịch Trung Quốc Hồ Cẩm Đào có rất nhiều điểm chung. 

Sau khi tốt nghiệp loại ưu trường Đại học Bắc Kinh, ông Hồ Xuân Hoa bắt đầu tham gia Liên đoàn Thanh niên Cộng sản, nơi khởi đầu sự nghiệp chính trị của ông Hồ Cẩm Đào, và gần như ngay lập tức được điều động tới Tây Tạng dập tắt cuộc xung đột tại đây.
Ông Hồ Cẩm Đào từng làm lãnh đạo tại Tây Tạng trong 4 năm (1988-1992). Và giống như ông Hồ Cẩm Đào, Hồ Xuân Hoa đã làm nên tên tuổi của mình khi phục vụ tại vùng đất xa xôi, hẻo lánh là Tây Tạng trong thời điểm hết sức khó khăn. Tổng cộng, Hồ Xuân Hoa đã có 23 năm phục vụ tại Tây Tạng.
Năm 2006, sau 23 năm làm việc tại Tây Tạng, ông Hồ Xuân Hoa được bổ nhiệm làm Bí thư thứ nhất Trung ương Đoàn Thanh niên Trung Quốc, vị trí mà ông Hồ Cẩm Đào nắm giữ từ 1984-1985. Ông cũng từng giữ chức Tỉnh trưởng tỉnh Hà Bắc trước khi chuyển đến khu tự trị Nội Mông vào năm 2009.


Chủ tịch Trung Quốc Hồ Cẩm Đào.
Chủ tịch Trung Quốc Hồ Cẩm Đào.

"Điều đặc biệt gì đã khiến Hồ Xuân Hoa tình nguyện tới Tây Tạng sau khi tốt nghiệp Đại học Bắc Kinh loại ưu?" - Kou Chien-wen, một chuyên gia của Liên đoàn Thanh niên kiêm Giám đốc Viện Á Đông thuộc Đại học Chính trị quốc gia Đài Loan tự hỏi.
Theo ông Kou, lời giải thích nằm ở chỗ Hồ Xuân Hoa là người thạo tiếng Tạng - điều hiếm thấy ở các cán bộ người Hán tại Tây Tạng. 
Hồ Xuân Hoa cũng đã giành được nhiều cảm tình từ phía chính phủ, các nhà ngoại giao và các nhà phân tích sau khi ông đạt được thành công trong việc dập tắt cuộc biểu tình của các tộc người Mông Cổ hồi năm ngoái ở vùng Nội Mông.

Các nhà quan sát chính trị tin rằng, Hồ Xuân Hoa sẽ là lựa chọn tốt nhất, tiếp bước Phó Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình sau này.
Nguyễn Hường (nguồn Reuters)