Hoa Kỳ hỗ trợ phòng thí nghiệm VN vận hành theo các tiêu chuẩn quốc tế

23/04/2012 19:30
Nguyễn Thắng
(GDVN) - Bệnh viện Đa khoa Huế hôm thứ Sáu, 20/4, đã tổ chức lễ đón nhận danh hiệu Công nhận các Tiêu chuẩn Quốc tế cho Phòng thí nghiệm vi sinh ...

Bệnh viện Đa khoa Huế hôm thứ Sáu, 20/4, đã tổ chức lễ đón nhận danh hiệu Công nhận các Tiêu chuẩn Quốc tế cho Phòng thí nghiệm vi sinh, với sự tham dự của các đại diện từ Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC) và Sức khỏe Gia đình Quốc tế (FHI360), và các đại biểu từ Chính phủ Việt Nam.

Với nguồn tài trợ từ Kế hoạch Cứu trợ Khẩn cấp của Tổng thống Hoa Kỳ về Phòng, Chống HIV/AIDS(PEPFAR), CDC Việt Nam phối hợp với FHI360 đã thực hiện một chương trình hỗ trợ Chính phủ Việt Nam chuyển đổi 6 phòng thí nghiệm y tế từ cấp tỉnh và trung ương lên vận hành theo tiêu chuẩn quốc tế.

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Sau 18 tháng gấp rút thực hiện chương trình, ba trong số sáu phòng thí nghiệm, bao gồm Bệnh viện Đa khoa Huế, đã thành công và nhận chứng chỉ ISO 15189 của Văn phòng Công nhận Chất lượng thuộc Bộ Khoa học và Công nghệ Việt Nam, và hai phòng thí nghiệm nữa được dự đoán sẽ nhận chứng chỉ trong 2-3 tháng tới.

Cố vấn phòng thí nghiệm cho CDC Việt Nam Humberto Carvalho nói, “Chương trình này đòi hỏi rất nhiều những sự thay đổi hành vi của nhân viên và sự thích ứng với tâm lý hệ thống chất lượng mới. Nói chung, chương trình đã rất thành công, và chúng tôi hy vọng tiếp tục phối hợp làm việc với FHI360 và các cơ sở trên khắp đất nước, để giúp Bộ Y tế của Việt Nam mang các tiêu chuẩn ISO đến càng nhiều phòng thí nghiệm càng tốt, và để hỗ trợ nâng cao chất lượng chăm sóc các bệnh nhân trên toàn quốc”.

Chứng chỉ này đảm bảo rằng các phòng thí nghiệm hoạt động ở các mức độ được quốc tế công nhận, áp dụng Hệ thống Quản lý Chất lượng nhằm nâng cao hiệu quả, đảm bảo các kết quả kiểm tra đáng tin cậy hơn, và tăng cường chăm sóc sức khỏe tổng thể cho khách hàng truy cập vào các dịch vụ tại các địa điểm của chính phủ.

Việc công nhân các phòng thí nghiệm được quốc tế công nhận đã đóng một vai trò quan trọng trong việc cải thiện các hệ thống chăm sóc sức khỏe quốc gia trên toàn thế giới.

Thông qua PEPFAR và CDC, Hoa Kỳ đã là nhà tài trợ song phương lớn nhất cho các hoạt động liên quan đến việc cải tiến chất lượng phòng thí nghiệm tại Việt Nam, với hơn 7,5 triệu đôla được chi tiêu trong ba năm qua.

Kể từ năm 1995 khoảng 75% của tất cả các hỗ trợ phát triển Hoa Kỳ tại Việt Nam nhằm mục tiêu thúc đẩy phúc lợi của con người thông qua các hệ thống y tế mạnh mẽ hơn.

Nguyễn Thắng