Lý do đằng sau sự kiện chậm công bố thành phần chính phủ mới ở Nga

21/05/2012 20:06
Nguyễn Hường (nguồn Reuters)
(GDVN) - "Chính phủ sẽ được đổi mới đáng kể. Đó là lý do vì sao việc hình thành nó mất nhiều thời gian hơn thường lệ" - ông Medvedev nói.
Ngày 21/5, tân Tổng thống Nga Vladimir Putin sẽ cho công bố thành phần chính phủ mới với đa số là những người trung thành với ông, những người sẽ giúp ông tiếp tục theo đuổi các chương trình cải cách thúc đẩy nền kinh tế Nga phát triển như mục tiêu đã đề ra trong chiến dịch tranh cử của mình.
Tổng thống Nga Vladimir Putin.
Tổng thống Nga Vladimir Putin.

Cựu tổng thống Dmitry Medvedev (46 tuổi), một trong những người ủng hộ Tổng thống Putin lâu năm, sau khi chính thức được phê duyệt trở thành Thủ tướng cũng đã cam kết khởi động các chính sách thúc đẩy sự tăng trưởng và đưa nền kinh tế non trẻ của Nga thoát khỏi sự phụ thuộc vào dầu mỏ.
Phát biểu tại hội nghị thượng đỉnh G8 diễn ra vào cuối tuần qua tại Mỹ, ông Medvedev đã bác bỏ những hoài nghi cho rằng Moscow kéo dài thời gian tuyên bố thành phần chính phủ mới là do sự chia rẽ bởi các cuộc xung đột giữa những phe phái chính trị trong nước.
"Chính phủ sẽ được đổi mới đáng kể. Đó là lý do vì sao việc hình thành nó mất nhiều thời gian hơn thường lệ" - ông Medvedev phát biểu trong cuộc họp báo bên lề hội nghị G8 tại trại David, Maryland, Mỹ. 
"Chúng tôi có một kế hoạch hành động... đã được thử nghiệm trong giai đoạn đầu của cuộc khủng hoảng" - ông nói thêm.
Theo tiết lộ, thành phần chính phủ Nga dự kiến được công bố trong hôm nay sẽ có nhiều gương mặt mới đến từ các lĩnh vực kinh tế. 
Theo các nguồn tin, Thủ tướng Putin sẽ mở rộng ảnh hưởng của mình đối với các chính sách kinh tế bằng cách đảm bảo rằng các danh mục đầu tư tài chính và nền kinh tế sẽ được vận hành bởi những người sẽ thực hiện nó đúng với cương lĩnh phát triển kinh tế của mình. 
Việc ông Anton Siluanov đã được bổ nhiệm làm Bộ trưởng tài chính trong khi Andrei Belousov được thăng chức Bộ trưởng Kinh tế là một trong các dấu hiệu cho thấy ông Putin muốn chủ động kiểm soát  tiến trình đổi mới nền kinh tế nước Nga
Tuy nhiên, theo nhận định ông Gref, một cựu Bộ trưởng Kinh tế Đức và hiện là giám đốc điều hành ngân hàng SberBank, ông Putin đã sẵn sàng chú ý đến quan điểm của Nga và hành động để đưa nền kinh tế nước này phát triển trên một cơ sở bền vững.
Nguyễn Hường (nguồn Reuters)