Mỹ bực tức vì Nga, Trung Quốc dùng quyền phủ quyết

05/10/2011 15:56
Lê Dũng (theo Ria)
(GDVN) - Đại sứ Nga tại HĐBA Liên Hợp Quốc nói rằng “Cuộc bỏ phiếu ngày hôm nay đã cho thấy sự xung đột về quan điểm chính trị giữa các bên có liên quan”.
Đại sứ Mỹ tại Hội đồng bảo an Liên Hợp Quốc đã bày tỏ thái độ bực tức, thậm chí báo Nga còn dùng từ “xúc phạm” khi đại diện của Nga và Trung Quốc sử dụng quyền phủ quyết để chống lại dự thảo nghị quyết trừng phạt chính quyền Syria tại phiên họp của HĐBA vừa được tổ chức cách đây không lâu.

Phiên họp của HĐBA LHQ
Phiên họp của HĐBA LHQ
“Thường dân Syria, những người đang kiếm tìm cơ hội được bảo vệ nhân quyền, tìm tự do, dân chủ đã bị mốt số thành viên của HĐBA có quyền phủ quyết tước bỏ” – đại sứ Mỹ tại HĐBA Liên Hợp Quốc phát biểu sau phiên bỏ phiếu lấy ý kiến.

Như vậy là sau nhiều tháng tranh cãi, cơ cấu HĐBA gồm 15 thành viên đã thất bại trong việc đưa nghị quyết trừng phạt Syria. Nga, quốc gia từng bán vũ khí cho Syria và Trung Quốc đã sử dụng quyền phủ quyết của mình để ngăn chặn cộng đồng quốc tế dưới sự hậu thuẫn của Mỹ tiến hành các biện pháp trừng phạt đối với chính quyền Syria.

Trong khi đó, Vitaly Churkin - đại sứ Nga tại HĐBA Liên Hợp Quốc nói rằng “Cuộc bỏ phiếu ngày hôm nay đã cho thấy sự xung đột về quan điểm chính trị giữa các bên có liên quan”.

Ông Vitaly Churkin nhấn mạnh rằng dự thảo nghị quyết chỉ phản ánh một chiều, chống lại và đổ lỗi cho chính quyền Syria gây ra cuộc khủng hoảng chính trị trên.

Tuy nhiên, đại diện của Nga cũng thẳng thắn cho rằng Nga không biện hộ cho những hành động bạo lực của chính quyền Syria, đặc biệt là Tổng thống Bashar Al-Assad khi ông này ra lệnh tấn công bạp lực nhằm vào người chống đối.

Vitaly Churkin nói rằng vấn đề là ở chỗ một số phe phái, băng nhóm đang lợi dụng tình hình ở Syria để gây chuyện.

“Nhiều băng nhóm có vũ trang đang khống  chế các thành phố, thị trấn ở Syria. Chúng đã thực hiện các hành vi giết hại cảnh sát và dân thường cũng như đốt cháy các trụ sở nhà nước…”.

Chính quyền Syria đã buộc phải huy động lực lượng quân đội để giải tán biểu tình. Chính điều này đã làm vấn đề càng ngày càng trở nên trầm trọng. Liên Hợp Quoocscho biết, tính đến thời điểm hiện tại, ít nhất đã có 2.700 người Syria thiệt mạng kể từ khi nổ ra phong trào chống đối vào tháng 3/2011.

Lê Dũng (theo Ria)