Mỹ đã đẩy Nga và Trung Quốc sát lại gần nhau

12/01/2013 06:02
Nguyễn Hường (nguồn RT)
(GDVN) - Moscow và Bắc Kinh có vẻ như đang bắt đầu gieo những hạt giống của một mối quan hệ chiến lược lâu dài đối phó với Mỹ.

Nga và Trung Quốc, hai quốc gia đã chia sẻ cùng quan điểm với nhiều vấn đề quốc tế, dường như đang cố gắng xây dựng một mối quan hệ đối tác chiến lược đối phó với Mỹ.
Tổng thống Nga Vladimir Putin (trái) và Tổng bí thư đảng Cộng sản Trung Quốc Tập Cận Bình.
Tổng thống Nga Vladimir Putin (trái) và Tổng bí thư đảng Cộng sản Trung Quốc Tập Cận Bình.

Theo Russia Today News của Nga, trong bối cảnh nước Mỹ đang ngày càng tăng cường hiện diện tại các nước láng giềng của Nga và Trung Quốc, thì theo một cách tự nhiên, Moscow và Bắc Kinh có vẻ như đang bắt đầu gieo những hạt giống của một mối quan hệ chiến lược lâu dài.
Nhà lãnh đạo Trung Quốc Tập Cận Bình đã từng nhấn mạnh cam kết thiết lập một mối quan hệ đối tác đặc biệt với Nga khi nói ông và Tổng thống Vladimir Putin cùng nhất trí rằng mối quan hệ đối tác chiếc lược toàn diện giữa Moscow và Bắc Kinh vẫn là "ưu tiên hàng đầu trong chính sách đối ngoại" của họ.
Nhận định trên đã được nhắc lại một lần nữa hôm 8.1 trong chuyến thăm Bắc Kinh của Thư ký Hội đồng An ninh Liên bang Nga Nikolay Patrushev, người từng tham gia vòng đàm phán thứ 8 về chiến lược an ninh Nga-Trung.
Ông Tập Cận Bình cũng đã từng lặp lại tình cảm dành cho các nhà lãnh đạo Nga khi từng phát biểu tại một hội nghị truyền thông quốc tế gần đây rằng mối quan hệ Nga-Trung "đã trở thành một trong những yếu tố quan trọng trong các vấn đề (lĩnh vực) quốc tế".
Sự chuyển hướng trọng tâm chiến lược tới châu Á -Thái Bình Dương của Mỹ đã khiến Moscow và Bắc Kinh cùng nóng ghế.
Sự chuyển hướng trọng tâm chiến lược tới châu Á -Thái Bình Dương của Mỹ đã khiến Moscow và Bắc Kinh cùng nóng ghế.

Với  thực tế địa chính trị khu vực hiện nay, không có gì đáng ngạc nhiên khi Moscow và Bắc Kinh cùng tìm cách tạo dựng một mối quan hệ đối tác chiến lược song phương.
Nga và Trung Quốc, quốc gia vốn thích là một quốc gia độc lập không thích tham gia vào các liên minh song phương và hiếm khi hé lộ mục tiêu chính trị, đã từng thực hiện một bước nhảy vọt về đức tin khi cố gắng thiết lập một mối quan hệ gần gũi với Washington. Tuy nhiên, nó nhanh chóng trở nên hỗn loạn khi nhiều người ở Moscow cáo buộc Mỹ làm các mối quan hệ đối tác trở nên xấu đi.
Thực tế, nguyên do chính khiến mối quan hệ Nga-Mỹ nên sa sút là do kế hoạch xây dựng hệ thống lá chắn phòng thủ tên lửa Đông Âu, cách biên giới Nga chỉ vài dặm. NATO, ban đầu tuyên bố có ý định hợp tác với Nga về dự án này, nhưng sau đó lại đổi ý và thậm chí còn không chấp thuận đề nghị của Moscow về việc thiết lập một đảm bảo pháp lý rằng hệ thống này sẽ không bao giờ nhằm vào lãnh thổ Nga.
Trong khi đó, kế hoạch chuyển đổi trọng tâm chiến lược sang châu Á - Thái Bình Dương, trong đó Mỹ sẽ tăng cường sự hiện diện quân sự tại khu vực này, và tuyên bố ủng hộ các đối thủ của Trung Quốc trong tranh chấp lãnh thổ cũng đã khiến Bắc Kinh hoàn toàn không hài lòng.

Lá chắn tên lửa châu Âu của Mỹ đã khiến mối quan hệ Moscow - Washington trở nên sa sút.
Lá chắn tên lửa châu Âu của Mỹ đã khiến mối quan hệ Moscow - Washington trở nên sa sút.

Đồng thời, Moscow và Bắc Kinh đều cùng có chung quan điểm với một số vấn đề nóng toàn cầu, trong đó có vấn đề Syria, nơi các tay súng nổi dậy đang cố gắng lật đổ chính quyền Tổng thống Bashar al-Assad. Khi các nhà ngoại giao Nga và Trung Quốc đã kêu gọi lệnh ngừng bắn sau các cuộc đàm phán, Mỹ lại tuyên bố ủng hộ phe đối lập.
"Moscow và Bắc Kinh đều giữ các quan điểm chung trên các địa điểm nóng toàn cầu, trong đó có Syria, Bắc Triều Tiên, Afghanistan và Iran. Họ cũng sâu sắc bày tỏ mối hoài nghi về hệ thống phòng thủ tên lửa của Mỹ" - ông Evgeny Bazhanov, Chủ tịch Học viện Ngoại giao của Bộ Ngoại giao Nga, nói với RT trong một cuộc phỏng vấn.
Cuối cùng, mối quan hệ Trung Quốc-Nga đang được thúc đẩy bởi các yếu tố khác ngoài sự cảnh giác ngày càng tăng của họ về ý định địa chính trị của Mỹ.
Ví dụ, để đáp ứng như cầu của nền kinh tế đang bùng nổ, Bắc Kinh đang cần có những nguồn cung cấp dầu mỏ và khí đốt lớn, đáng tin cậy. Và Nga luôn hoan nghênh cơ hội để đa dạng hóa nguồn cung cấp dồi dào các nguồn tài nguyên thiên nhiên. 
Nguyễn Hường (nguồn RT)