NGO - cánh tay nối dài lợi hại của Trung Quốc ở nước ngoài

22/02/2016 14:58
Ngọc Việt
(GDVN) - Doanh nghiệp Trung Quốc viết trước những dự án tiền khả thi cho những công trình, những dự án chưa được lên kế hoạch, thậm chí còn đang tranh luận.

Ngày 5/9/2014, ông Jin Jiaman, Giám đốc điều hành của Viện Môi trường toàn cầu Trung Quốc - người đứng đầu các tổ chức phi chính phủ (NGO) đầu tiên của người Trung Quốc hoạt động ở nước ngoài cho biết: Trong năm 2011, Trung Quốc dành 2,4 tỷ USD cho viện trợ nước ngoài, chỉ chiếm 0,03% tổng thu nhập quốc gia (GNI), trong khi Mỹ đã chi 30,7 tỷ USD cho viện trợ nước ngoài, tương đương 0,2% GNI của họ, theo Chinadialogue.net.

Ông Jin Jiaman cũng nói rằng, hiện nay viện trợ nước ngoài của Trung Quốc bị hạn chế bởi vấn đề chính trị và đôi khi họ viện trợ tiền bạc nhưng người dân nước sở tại thực sự không biết được nguồn viện trợ và nó được sử dụng như thế nào. Do vậy, Trung Quốc tìm cách thiết kế sự hỗ trợ sao cho có hiệu quả, thiết thực trong việc giúp đỡ người dân tại các nước nhận viện trợ. 

Trung Quốc phải thay đổi suy nghĩ về cách viện trợ nước ngoài và đổi mới trong việc phân phối những khoản viện trợ đó, nhằm đảm bảo rằng viện trợ nước ngoài thực sự phục vụ chiến lược toàn cầu của Trung Quốc và làm giảm các rủi ro bởi chính trị, xã hội, môi trường và thậm chí cả tài chính đối với đầu tư nước ngoài của họ.

Và họ đã thực hiện điều đó như thế nào? Ví dụ, khi tài trợ cho một chương trình khí mê-tan cho một quốc gia, Trung Quốc điều kỹ thuật viên đến hỗ trợ quốc gia đó về dự án tài trợ. Nhưng người Trung Quốc không xem đó chỉ là một dự án kỹ thuật đơn thuần, mà họ xem nó liên quan tới sự phát triển bền vững và biến đổi khí hậu.
 

Thủ tướng Campuchia Hun Sen và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình. Campuchia là nước nhận được viện trợ lớn nhất từ Trung Quốc hiện nay. Ảnh: Tân Hoa Xã.
Thủ tướng Campuchia Hun Sen và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình. Campuchia là nước nhận được viện trợ lớn nhất từ Trung Quốc hiện nay. Ảnh: Tân Hoa Xã.

Thậm chí dự án đó còn liên quan tới việc cung cấp năng lượng cho dân cư những khu vực nghèo khó, liên quan đến xây dựng mối quan hệ tốt giữa Trung Quốc và các quốc gia nhận viện trợ, thậm chí cả với các quốc gia láng giềng. Mà điều đó không phải là điều mà một đội ngũ kỹ sư có thể làm  được, cũng không có được qua việc thiết lập các mục tiêu của các công ty.

Đây là vấn đề mà các NGO của người Trung Quốc có thể giúp các công ty Trung Quốc làm tốt hơn công việc đầu tư của họ ở nước ngoài, giúp cho Chính phủ Trung Quốc đảm bảo chiến lược toàn cầu họ.

Khi phân tích chi tiết thì có thể thấy, đây cũng là một trong những lý do cực kỳ quan trọng khiến doanh nghiệp Trung Quốc có thể thắng thầu tại hầu hết các quốc gia trên thế giới, bên cạnh việc đảo ngược quy trình kinh tế.

Có thể thấy rằng, Chính phủ Trung Quốc, các tổ chức phi chính phủ của Trung Quốc và doanh nghiệp, doanh nhân Trung Quốc đã tạo nên một cái thế mà có thể khiến các đơn vị kinh tế - đầu tư của Trung Quốc chiến thắng các đối thủ trong những dự án mà họ hướng tới ở nước ngoài, thông qua hai thủ thuật rất tinh vi: Vẽ và Viết.

Vẽ 

NGO - cánh tay nối dài lợi hại của Trung Quốc ở nước ngoài ảnh 2

Vui mừng và cay đắng

(GDVN) - Hình như Trung Quốc đã chuẩn bị sẵn cả tiền và hàng cho Việt Nam tham gia TPP. Nước láng giềng phương Bắc đã nhanh chân "chuẩn bị giúp" hành trang...

Với mục đích nhân đạo mang theo mục đích chính trị, Chính phủ Trung Quốc đã lựa chọn và thực hiện viện trợ cho nhiều quốc gia trên thế giới. Các khoản viện trợ được định giá trị bằng hiện kim nhưng khi chuyển giao thì nó là hiện vật.

Nghĩa là Trung Quốc cho tiền người dân các nước khác, nhưng khi nhận thì họ chỉ được nhận hiện vật – mà cụ thể là các dự án đầu tư liên quan đến việc đáp ứng những nhu cầu thiết yếu của người dân sở tại, theo VOA ngày 21/10/2015.

Song các dự án mà Trung Quốc viện trợ cho nước ngoài hầu hết là dựa trên kỹ thuật của Trung Quốc, hiểu nôm na là hàng hóa của Trung Quốc. Do vậy, Trung Quốc cho tiền nhưng người nhận tiền không được tiêu tiền theo ý muốn của mình. Và dự án Trung Quốc viện trợ thì hầu hết là do các doanh nghiệp Trung Quốc là đơn vị thực hiện. 

Người Trung Quốc luôn nhìn sự vật hiện tượng trong mối liên hệ phổ biến nên dự án mà Trung Quốc tài trợ luôn liên quan đến những vấn đề khác trong đời sống của người dân các nước nhận viện trợ. Nó liên quan như thế nào thì Chính phủ Trung Quốc, doanh nghiệp Trung Quốc không nêu lên, không đặt ra mà điều đó được NGO của người Trung Quốc âm thầm “vẽ” ra.
 

Doanh nghiệp Trung Quốc hoạt động ở nước ngoài nhận được sự hỗ trợ bởi NGO của người Trung Quốc. Ảnh: EIA.
Doanh nghiệp Trung Quốc hoạt động ở nước ngoài nhận được sự hỗ trợ bởi NGO của người Trung Quốc. Ảnh: EIA.

Và khi một dự án tài trợ của Trung Quốc hoàn tất, có khi chưa hoàn tất, thậm chí mới triển khai thì đã có hàng loạt những dự án “tiềm tàng” liên quan được hình thành mà tính khả thi của nó gân như là đương nhiên. Và thế là xuất phát từ một dự án nhỏ được tài trợ của Chính phủ Trung Quốc, các NGO của người Trung Quốc đã vẽ ra cả một hệ thống các dự án liên quan.

Điều đó lý giải cho việc viện trợ của Trung Quốc đi đến đâu thì thúc đẩy phát triển đầu tư đến đó. Chính quyền các quốc gia ngỡ ngàng về sự giúp sức của người Trung Quốc, người dân các nước sở tại biết ơn sự giúp đỡ của chính phủ Trung Quốc. Thậm chí hệ thống các doanh nghiệp nước sở tại mang ơn doanh nghiệp Trung Quốc vì khả năng giúp “kích cầu” của họ. 

“Ngân sách viện trợ nước ngoài của Trung Quốc hiện là rất nhỏ, nhưng nó kích thích các khoản đầu tư ở nước ngoài của chúng tôi và khẳng định vị thế quốc tế của đất nước chúng tôi.

Trong khoảng từ năm 2003 đến 2012, đầu tư ra nước ngoài của chúng tôi buộc phải tăng trung bình lên đến 41%/ năm và Trung Quốc trở thành nhà đầu tư nước ngoài lớn thứ ba trên thế giới. Nhưng trong cùng thời kỳ ngân sách viện trợ nước ngoài của Trung Quốc chỉ tăng 12,7% một năm”, ông Jin Jiaman cho biết.

Thế là người Trung Quốc ầm thầm, gián tiếp giúp cho chính quyền các nước sở tại vạch ra hay điều chỉnh chiến lược phát triển kinh tế của mình, mà những vấn đề trọng tâm liên quan tới quốc kế dân sinh gắn liền với những tác động bởi dự án tài trợ của Trung Quốc.

Từ đó người Trung Quốc trở nên thân thiện với người dân, với chính quyền các nước sở tại và qua đó mà nhận được sự ưu ái của họ.

Chính phủ, doanh nghiệp, doanh nhân ở hầu hết các quốc gia trên thế giới nhiều khi hết sức ngạc nhiên về khả năng của doanh nghiệp, doanh nhân Trung Quốc trong việc nắm bắt chính xác nhu cầu thị trường ở nước ngoài.

NGO - cánh tay nối dài lợi hại của Trung Quốc ở nước ngoài ảnh 4

Ném đá giấu tay

(GDVN) - Người Trung Quốc làm ăn với đối tác nước ngoài gần như tất cả đều hướng tới ý đồ khống chế đối tác, nên họ thường dùng những chiêu thức “gây mê”.

Đó là một trong những yếu tố khiến doanh nghiệp Trung Quốc luôn về trước đồi thủ của các nước khác trong khả năng đáp ứng nhu cầu thị trường ở nước ngoài của họ.

Còn với người tiêu dùng các nước trên thế giới được cung ứng hàng hóa giá rẻ và kịp thời của Trung Quốc nên luôn tạo ra một sức hút lớn cho hàng hóa và công nghệ của nước này.

Lúc đó những mặt hàng tương tự của các quốc gia khác, thậm chí ngay tại quốc gia sở tại, có khi mới chỉ đang trong quá trình thiết kế hay chủ đầu tư đang ở giai đoạn viết dự án tiền khả thi.

Có thể nhận định rằng việc “vẽ” ra những nhu cầu tiềm tàng là một trong những thủ thuật hết sức tinh vi nhưng hiệu quả của các NGO của người Trung Quốc. Nó giúp cho doanh nghiệp, doanh nhân Trung Quốc chiếm lĩnh thị trường nước ngoài một cách nhanh chóng và qua đó thể hiện mọi lực lượng của Trung Quốc đều tham gia vào chiến lược toàn cục của họ.

Viết

Sau khi nhận diện được những nhu cầu tiềm tàng, những thị trường tiềm năng mà NGO đã vẽ ra, những doanh nghiệp, doanh nhân Trung Quốc tiến hành “viết” dự án tiền khả thi, đón đầu chính xác những nhu cầu ấy.

Có thể thấy rằng những đơn vị kinh tế Trung Quốc đầu tư ở nước ngoài có một thứ bảo bối vô cùng hiệu nghiệm, đó là sự trợ giúp bởi NGO của người Trung Quốc.

Công trình thủy diện do doanh nghiệp Trung Quốc đang thi công tại Châu Phi – nơi nhận hỗ trợ, tài trợ nhiều của Trung Quốc. Ảnh: chinadialogue.net.
Công trình thủy diện do doanh nghiệp Trung Quốc đang thi công tại Châu Phi – nơi nhận hỗ trợ, tài trợ nhiều của Trung Quốc. Ảnh: chinadialogue.net.

Cũng cần nói thêm rằng, ngay sau khi Liên Hợp Quốc được thành lập năm 1945, thì trên thế giới có nhiều NGO ra đời với mục đích và phương cách làm việc của NGO hầu hết hướng vào những hoạt động nhân đạo, nằm ngoài sự chi phối của chính phủ, hoạt động của NGO là phi lợi nhuận – mục tiêu không mang tính thương mại, theo gdrc.org.

Chính vì vậy, các NGO trên thế giới không hỗ trợ doanh nghiệp, đặc biệt là NGO trên thế giới hầu hết hỗ trợ người dân ở các quốc gia cần tới sự giúp đỡ của họ, chứ không phải là tổ chức tạo công ăn việc làm cho doanh nghiệp của một hay một vài quốc gia, đất nước nào. Nhưng NGO của người Trung Quốc không như vậy.

“Các doanh nghiệp hy vọng sẽ được các NGO cung cấp cho họ thông tin và giúp đỡ để giải quyết vấn đề. Các NGO hoạt động như các bộ phận của các công ty và thông báo cho họ các vấn đề phát sinh trong quá trình hoạt động của mình cũng như đề xuất hướng giải quyết. Chúng tôi cho rằng các NGO là một phần thiết yếu và không thể thay thế của các khoản đầu tư ở nước ngoài của Trung Quốc”, ông Jin Jiaman cho biết.

Như thế là hoạt động của các NGO của người Trung Quốc là khác biệt với bản chất của tổ chức phi chính phủ thông thường và qua đó mà các doanh nghiệp, doanh nhân Trung Quốc có thể nhận được sự giúp đỡ của các NGO một cách thiết thực.

Tuy nhiên, qua đây đã tạo ra sự không công bằng giữa doanh nghiệp Trung Quốc và doanh nghiệp của các quốc gia khác khi tham gia vào sân chơi của kinh tế thế giới.

Cũng vì vậy mà giới đầu tư quốc tế cho rằng doanh nghiệp, doanh nhân Trung Quốc có thể nắm bắt chính xác nhu cầu tiềm tàng, thị trường tiềm năng tại các quốc gia mà họ có quan hệ hợp tác. Giới đầu tư Trung Quốc có thể đoán biết chính xác tính chất, quy mô của những dự án sẽ được thiết lập trong tương lai tại những thị trường mà họ nhắm tới.  

Và cũng từ đó mà doanh nghiệp Trung Quốc viết trước những dự án tiền khả thi cho những công trình, những dự án chưa được lên kế hoạch, thậm chí còn đang tranh luận ở giai đoạn xác định chủ trương của chính phủ. Tuy nhiên, độ chính xác của những dự án ấy không thua gì ở giai đoạn khả thi. 

Với việc trợ giúp âm thầm mà hiệu quả bởi các NGO của người Trung Quốc, thử hỏi sao doanh nghiệp Trung Quốc không chiến thắng các đối thủ trong việc tham gia đấu thầu những dự án ở nước ngoài? Đối tác chọn doanh nghiệp Trung Quốc không chỉ ở giá rẻ, mà còn do họ nhanh chóng và chuẩn xác trong việc xác định nhu cầu của người sử dụng và chủ trương chung của nhà nước.

Như vậy, có thể thấy rằng, nhằm phục vụ cho chiến lược toàn cầu của Bắc Kinh, thương nhân Trung Quốc, doanh nghiệp Trung Quốc và đến cả những tổ chức phi chính phủ của người Trung Quốc đều sát cánh cùng  chính phủ Trung Quốc vận dụng những công cụ mà có thể kiến cả đối thủ lẫn đối tác đều về sau họ trong những nước cờ đầy lợi hại. 

Ngọc Việt