Những cái bắt tay ảnh hưởng lớn đến cục diện khu vực, thế giới

29/06/2012 09:27
Ngọc Huyền (Nguồn Washingtonpost)
(GDVN) - Trong lịch sử thế giới đã có nhiều cái bắt tay nồng ấm giữa những người đứng đầu các quốc gia. Những sự kiện này đã đánh dấu nhiều bước ngoặt trong sự phát triển hoà bình của khu vực và thế giới.
Adolf Hitler (phải) bắt tay với Thủ tướng Anh Neville Chamberlain tại Munich vào ngày 30/9/1938. Cùng với các nhà lãnh đạo của Pháp và Ý, Chamberlain sau này đã ký Hiệp định Munich nhằm cắt nhiều phần đất của Tiệp Khắc để chuyển giao cho Đức, Ba Lan và Hungari trong một nỗ lực xoa dịu trùm độc tài Phát Xít Hitler vào thời điểm đó
Adolf Hitler (phải) bắt tay với Thủ tướng Anh Neville Chamberlain tại Munich vào ngày 30/9/1938. Cùng với các nhà lãnh đạo của Pháp và Ý, Chamberlain sau này đã ký Hiệp định Munich nhằm cắt nhiều phần đất của Tiệp Khắc để chuyển giao cho Đức, Ba Lan và Hungari trong một nỗ lực xoa dịu trùm độc tài Phát Xít Hitler vào thời điểm đó
Tổng thống Mỹ Harry S. Truman (giữa), Thủ tướng Anh Winston Churchill (trái) và nhà lãnh đạo Xô viết Joseph Stalin bắt tay ở Potsdam, Đức, vào ngày 23/7/1945. Cái bắt tay này diễn ra sau một loạt các cuộc thảo luận về các thoả thuận sau chiến tranh châu Âu, sau khi Đức quốc xã chính thức đầu hàng ngày 8/5/1945.
Tổng thống Mỹ Harry S. Truman (giữa), Thủ tướng Anh Winston Churchill (trái) và nhà lãnh đạo Xô viết Joseph Stalin bắt tay ở Potsdam, Đức, vào ngày 23/7/1945. Cái bắt tay này diễn ra sau một loạt các cuộc thảo luận về các thoả thuận sau chiến tranh châu Âu, sau khi Đức quốc xã chính thức đầu hàng ngày 8/5/1945.
Tổng thống Mỹ John F. Kennedy tiếp đón nhà lãnh đạo hàng đầu của Liên Xô, Nikita Khrushchev, tại nhà của đại sứ Mỹ ở Vienna vào ngày 3/6/1961. Cái bắt tay đã bắt đầu các cuộc đàm phán lịch sử giữa hai nhà lãnh đạo, đề cập đến việc giải trừ quân bị hạt nhân, cuộc xung đột đang diễn ra ở khu vực Đông Nam Á và những bất đồng ý thức hệ giữa hai nhà lãnh đạo.
Tổng thống Mỹ John F. Kennedy tiếp đón nhà lãnh đạo hàng đầu của Liên Xô, Nikita Khrushchev, tại nhà của đại sứ Mỹ ở Vienna vào ngày 3/6/1961. Cái bắt tay đã bắt đầu các cuộc đàm phán lịch sử giữa hai nhà lãnh đạo, đề cập đến việc giải trừ quân bị hạt nhân, cuộc xung đột đang diễn ra ở khu vực Đông Nam Á và những bất đồng ý thức hệ giữa hai nhà lãnh đạo.
Menachem Begin - người sáng lập Đảng Likud (bên trái) và Thủ tướng thứ 6 của Israel, bắt tay với Anwar Sadat - tổng thống thứ 3 của Ai Cập, trong phòng họp tại Knesset (Quốc hội Israel) ngày 20/11/1977. 16 tháng sau đó, vào ngày 26/3/1979, tại Washington, Israel và Ai Cập đã ký hiệp ước hòa bình mang tính lịch sử và Ai Cập trở thành quốc gia Arập đầu tiên công nhận nhà nước Do Thái.
Menachem Begin - người sáng lập Đảng Likud (bên trái) và Thủ tướng thứ 6 của Israel, bắt tay với Anwar Sadat - tổng thống thứ 3 của Ai Cập, trong phòng họp tại Knesset (Quốc hội Israel) ngày 20/11/1977. 16 tháng sau đó, vào ngày 26/3/1979, tại Washington, Israel và Ai Cập đã ký hiệp ước hòa bình mang tính lịch sử và Ai Cập trở thành quốc gia Arập đầu tiên công nhận nhà nước Do Thái.
Ronald Reagan - tổng thống thứ 40 của Mỹ, lần đầu tiên bắt tay với Mikhail Gorbachev - nhà lãnh đạo nhà nước Liên Xô tại một hội nghị thượng đỉnh ở Geneva vào ngày 19/11/1985. Cái bắt tay báo hiệu một sự ấm lên trong mối quan hệ giữa hai cường quốc thời chiến tranh lạnh.
Ronald Reagan - tổng thống thứ 40 của Mỹ, lần đầu tiên bắt tay với Mikhail Gorbachev - nhà lãnh đạo nhà nước Liên Xô tại một hội nghị thượng đỉnh ở Geneva vào ngày 19/11/1985. Cái bắt tay báo hiệu một sự ấm lên trong mối quan hệ giữa hai cường quốc thời chiến tranh lạnh. 
Thủ tướng Hy Lạp Andreas Papandreou (trái) và Thủ tướng Thổ Nhĩ Kỳ Turgut Ozal bắt tay tại Hội nghị Quản lý châu Âu vào ngày 2/2/1986. Quan hệ giữa hai quốc gia trở nên thù địch kể từ khi Hy Lạp giành được độc lập từ đế chế Ottoman năm 1821. Trước sự kiện cái bắt tay nồng ấm này, hai nước đã trải qua bốn cuộc chiến tranh.
Thủ tướng Hy Lạp Andreas Papandreou (trái) và Thủ tướng Thổ Nhĩ Kỳ Turgut Ozal bắt tay tại Hội nghị Quản lý châu Âu vào ngày 2/2/1986. Quan hệ giữa hai quốc gia trở nên thù địch kể từ khi Hy Lạp giành được độc lập từ đế chế Ottoman năm 1821. Trước sự kiện cái bắt tay nồng ấm này, hai nước đã trải qua bốn cuộc chiến tranh.
Nelson Mandela -Tổng thống dân cử đầu tiên của Nam Phi (phải) và FW de Klerk - Tổng thống cuối cùng của thời kỳ phân biệt chủng tộc Nam Phi, bắt tay nhau ở Cape Town vào ngày 4/5/1990 sau cuộc đàm phán lịch sử giữa hai bên. Các cuộc hội thoại đã mở đường để kết thúc nhiều thập kỷ Nam Phi nằm dưới sự cai trị của người da trắng.
Nelson Mandela -Tổng thống dân cử đầu tiên của Nam Phi (phải) và FW de Klerk - Tổng thống cuối cùng của thời kỳ phân biệt chủng tộc Nam Phi, bắt tay nhau ở Cape Town vào ngày 4/5/1990 sau cuộc đàm phán lịch sử giữa hai bên. Các cuộc hội thoại đã mở đường để kết thúc nhiều thập kỷ Nam Phi nằm dưới sự cai trị của người da trắng.
Thủ tướng Israel - Yitzhak Rabin (trái) và Yasser Arafat, nhà lãnh đạo của Tổ chức Giải phóng Palestine, bắt tay trước một đám đông trên bãi cỏ Nhà Trắng vào ngày 13/9/1993. Đây là cái bắt tay đầu tiên trước công chúng của hai nhà lãnh đạo trong các cuộc đàm phán hòa bình giữa Israel và các vùng lãnh thổ Palestine. Mặc dù tương đối lạc quan, thỏa thuận đã không bao giờ trở thành hiện thực.
Thủ tướng Israel - Yitzhak Rabin (trái) và Yasser Arafat, nhà lãnh đạo của Tổ chức Giải phóng Palestine, bắt tay trước một đám đông trên bãi cỏ Nhà Trắng vào ngày 13/9/1993. Đây là cái bắt tay đầu tiên trước công chúng của hai nhà lãnh đạo trong các cuộc đàm phán hòa bình giữa Israel và các vùng lãnh thổ Palestine. Mặc dù tương đối lạc quan, thỏa thuận đã không bao giờ trở thành hiện thực.
Nữ hoàng Elizabeth II bắt tay với Phó Thủ tướng Bắc Ireland - Martin McGuinness tại Nhà hát Lyric ở Belfast vào ngày 27/6/2012. Việc Nữ hoàng bắt tay với cựu chỉ huy quân đội Cộng hòa Ireland được coi là một thời điểm bước ngoặt trong quan hệ Anh - Ireland.
Nữ hoàng Elizabeth II bắt tay với Phó Thủ tướng Bắc Ireland  - Martin McGuinness tại Nhà hát Lyric ở Belfast vào ngày 27/6/2012. Việc Nữ hoàng bắt tay với cựu chỉ huy quân đội Cộng hòa Ireland được coi là một thời điểm bước ngoặt trong quan hệ Anh - Ireland.
Ngọc Huyền (Nguồn Washingtonpost)