Những câu hỏi chưa có lời giải trong rừng tự tử ở Nhật Bản

10/04/2012 07:55
Nguyễn Hường (theo Daily Mail)
(GDVN) - Mỗi năm, người ta tìm thấy hơn 100 thi thể người tự tử trong rừng Aokigahara.
Rừng Aokigahara là một khu rừng hoang sơ, cây cối rậm rạp với thảm thực vật dày nằm bên dưới chân ngọn núi Phú Sĩ của Nhật Bản.

Tuy nhiên, từ lâu nay, khu rừng trở nên nổi tiếng không phải bởi vẻ đẹp của mình mà vì nó được chọn là một nơi lý tưởng của những người muốn tự tử. 

Một bộ xương người được phát hiện bởi Azusa Hayano và đoàn phim trong rừng Aokigahara, điểm nóng về tự tử của Nhật Bản
Một bộ xương người được phát hiện bởi Azusa Hayano và đoàn phim trong rừng Aokigahara, điểm nóng về tự tử của Nhật Bản

Mỗi năm, người ta tìm thấy hơn 100 thi thể người tự tử trong rừng Aokigahara. Tuy nhiên, họ tin rằng vẫn còn có nhiều người khác đã chết tại đây mà họ chưa được tìm thấy.

Một bộ xương người với quần áo vẫn còn mới được phát hiện trong rừng tự tử.
Một bộ xương người với quần áo vẫn còn mới được phát hiện trong rừng tự tử.
Nguyên nhân chính khiến nhiều người còn rừng Aokigahara làm nơi kết thúc những bế tắc và cuộc sống của mình vẫn còn là một điều bí ẩn chưa tìm ra lời đáp chính xác, mặc dù một số người được cứu thoát cho rằng họ đã lấy cảm hứng từ một bộ tiểu thuyết. 
Trong khoảng 30 năm qua, mỗi năm ông Hayano phát hiện tới hơn 100 thi thể người tự tử trong trạng thái như thế này.
Trong khoảng 30 năm qua, mỗi năm ông Hayano phát hiện tới hơn 100 thi thể người tự tử trong trạng thái như thế này.
Ông Azusa Hayano trong 30 năm qua cũng vẫn đi tìm lời đáp cho câu hỏi này. Nhà địa chất học tuổi trung niên này đã tình nguyện tham gia tìm kiếm những người tới Aokigahara tự tử và đôi khi, ông đã cứu sống được nhiều người.
Nhà địa chất học kiểm tra một dây thòng lọng trong rừng tự tử dưới chân núi Phú Sĩ.
Nhà địa chất học kiểm tra một dây thòng lọng trong rừng tự tử dưới chân núi Phú Sĩ.
Ông Hayano cũng đã làm xong một bộ phim tài liệu được biết đến với tên gọi Jukai để chia sẻ những kinh nghiệm và cảm xúc ông đã thu thập được trong suốt 30 năm gắn bó với công việc thầm lặng trên. 
Ông Hayano tìm thấy một con búp bê bị đóng đinh vào một cái cây, mà theo ông đó là một biểu hiện của lòng căm thù của xã hội. Ngoài ra, ông cũng tìm thấy các dây băng nhựa mà người một số người dùng để tìm đường ra ngoài trong trường hợp thay đổi ý định.
Ông Hayano tìm thấy một con búp bê bị đóng đinh vào một cái cây, mà theo ông đó là một biểu hiện của lòng căm thù của xã hội. Ngoài ra, ông cũng tìm thấy các dây băng nhựa mà người một số người dùng để tìm đường ra ngoài trong trường hợp thay đổi ý định.
Trong bộ phim tài liệu, ông đã kể lại cách phát hiện các manh mối để lại trên cây cối trong rừng để biết được những gì đã trải qua trong tâm trí của một người vào những giây phút cuối cùng trước khi từ bỏ cuộc đời của họ hoặc đôi khi là ngộ ra giá trị của cuộc sống hiện tại. 
Một người đàn ông tự tử trong rừng Aokigahara
Một người đàn ông tự tử trong rừng Aokigahara
Mối quan tâm sâu sắc nhất của ông là đôi khi, những cái chết lại xuất phát từ niềm đam mê bệnh hoạn và ông muốn góp phần công sức để ngăn chặn các bi kịch này.
Các biển báo được ông Hayano cắm trên các thân cây để kêu gọi mọi người thay đổi ý định rời bỏ cuộc sống.
Các biển báo được ông Hayano cắm trên các thân cây để kêu gọi mọi người thay đổi ý định rời bỏ cuộc sống.
Những cảnh quay trong bộ phim tài liệu cho thấy sự tĩnh lặng đến ám ảnh xung quanh những thi thể người tự tử được tìm thấy trong rừng, từ những di vật mà họ để lại - thường là các dấu hiệu cho thấy sự đau khổ và do dự trước khi chết.
Một biển báo kêu gọi những người có ý định tự tử hãy nghĩ về gia đình họ.
Một biển báo kêu gọi những người có ý định tự tử hãy nghĩ về gia đình họ.
Hiệp hội Chống tự tử Nhật Bản cũng đã đặt các cảnh báo xung quanh khu rừng để mong những người trẻ tìm đến đây sẽ thay đổi suy nghĩ của họ.
Nguyễn Hường (theo Daily Mail)