Những "thành phố ma" do Trung Quốc xây dựng tại châu Phi

05/07/2012 15:19
Nguyễn Hường (nguồn Daily Mail)
(GDVN) - Sự thúc đẩy đầu tư thương mại của Trung Quốc ở châu Phi những năm gần đây đã gợi cho nhiều nhà phân tích nhớ đến các hoạt động tương tự của thực dân phương Tây thế kỷ 18, 19.
Nằm ở ngoại ô thủ đô Luanda của Angola, Nova Cidade de Kilamba là một thị trấn hiện đại với 750 tòa nhà căn hộ cao tầng cung cấp chỗ ở cho khoảng 500.000 người, có một chục trường học và hơn 100 cửa hàng các loại.

Một góc Nova Cidade de Kilamba
Một góc Nova Cidade de Kilamba
 - Giao dịch thương mại giữa Trung Quốc và châu Phi đạt 70 tỷ bảng Anh trong thập kỷ này, trong khi 10 năm trước là 4 tỷ bảng Anh.
- Trung Quốc đã ký kết thỏa thuận thương mại với hơn 40 quốc gia châu Phi gồm Uganda, Kenya và Algeria.
- Mỗi năm, Bắc Kinh cung cấp các khoản vay có tổng giá trị hàng tỷ USD  cho các khu vực khác nhau tại lục địa này.
- Các chuyên gia ước tính có hơn 1 triệu người Trung Quốc đã chuyển tới châu Phi kể từ khi thương mại song phương bắt đầu bùng nổ.
Nó được xây dựng bởi các nhà thầu Trung Quốc trong nỗ lực giúp các nước châu Phi đô thị hóa. Tuy nhiên, thị trấn hiện đại với số vốn đầu tư lên tới 2,2 tỷ bảng Anh, trong đó Trung Quốc đóng góp một phần, đang có nguy cơ trở thành "thị trấn ma" đầu tiên của châu Phi trong vài năm tới, trong khi nhiều người dân bản địa vẫn phải sống tại các khu ổ chuột lân cận.

Nguyên do là giá bán các căn hộ tại đây dao động từ 75.000 tới 130.000 bảng mỗi căn - một mức giá quá đắt đỏ so với mức thu nhập chỉ có 1,30 bảng Anh mỗi ngày của người lao động châu Phi.

Sebastiao Antonio, 17 tuổi, hàng ngày phải đi xe bus 3 tiếng đến trường nói với BBC: "Tôi thực sự thích nơi này. Nó có bãi đỗ xe, có chỗ để chơi trò chơi như bóng đá, bóng rổ, bóng ném. Nó rất yên tĩnh, thanh bình hơn nhiều so với các thành phố khác, không có tội phạm".

Nhưng khi được hỏi gia đình cậu có chuyển đến đây ở hay không thì Antonio trả lời rằng họ không thể do cha mẹ cậu không đủ khả năng mua nhà hay tìm được việc làm tại đây.

"Đó chắc chắn là một nơi tốt đẹp, nhưng để được sống ở đây cần phải có rất nhiều tiền. Những người như chúng tôi không có nhiều tiền như thế" - Jack Francisco, 32 tuổi, cho biết thêm.

Nova Cidade de Kilamba được coi là thành phố vệ tinh lớn nhất đang được các công ty Trung Quốc xây dựng tại Angola và là dự án xây dựng khu đô thị mới lớn nhất ở châu Phi.
Nova Cidade de Kilamba được coi là thành phố vệ tinh lớn nhất đang được các công ty Trung Quốc xây dựng tại Angola và là dự án xây dựng khu đô thị mới lớn nhất ở châu Phi.
 
Cidade de Kilamba được coi là lớn nhất trong số các thị trấn vệ tinh đang được xây dựng bởi các công ty Trung Quốc ở Angola và là dự án xây dựng khu đô thị mới lớn nhất ở châu Phi. Tuy nhiên, một năm sau khi 2.800 căn hộ đầu tiên được xây xong, mới chỉ có 220 căn được mua. 

Nhưng đến giờ, hầu như chẳng có người mua nào chuyển tới ở ngoài một vài cửa hàng và một siêu thị cho thuê bán thực phẩm mở cửa gần lối vào. Một số lao động người Trung Quốc sống trong các khu nhà tạm gần đó dường như là những người duy nhất đi lại trên những con đường vắng teo.

Trong khi đó, một mặt thừa nhận giá bán các căn hộ khá cao, công ty bất động sản Đồng bằng sông Imobiliaria cho biết họ đang xúc tiến các hỗ trợ tài chính để thúc đẩy người mua và sẽ dùng một số căn hộ để cho những người thu nhập thấp có thể thuê với giá thấp.

Người châu Phi nghèo khổ sống trong khu ổ chuột gần Cidade de Kilamba.
Người châu Phi nghèo khổ sống trong khu ổ chuột gần Cidade de Kilamba.
Tuyên bố trên được đưa ra sau khi các nhà phê bình nói rằng chính phủ Angola cần tập trung vào việc xây dựng nhà ở giá thấp để đáp ứng nhu cầu của đa số người dân đang phải sống trong các lều bạt tạm bợ không có điện, nước, điều kiện vệ sinh môi trường đảm bảo.

"Thực dân kiểu mới" tại châu Phi


Sự thúc đẩy đầu tư thương mại của Trung Quốc ở châu Phi những năm gần đây đã gợi cho nhiều nhà phân tích nhớ đến các hoạt động tương tự của thực dân phương Tây thế kỷ 18, 19 tại đây nhưng gây nhiều ấn tượng hơn nhiều.

Cidade de Kilamba chỉ là một trong nhiều dự án xây dựng người Trung Quốc đang tiến hành trên khắp đất nước Angola và toàn lục địa châu Phi.
Lao động người Trung Quốc đi trên con đường gần khu đô thị Cidade de Kilamba
Lao động người Trung Quốc đi trên con đường gần khu đô thị Cidade de Kilamba

Trong thập kỷ qua, Trung Quốc đã bơm hàng tỷ USD vào châu Phi và đến nay, hoạt động này không có dấu hiệu cho thấy sẽ dừng hay chậm lại. 

Các nhà lãnh đạo Trung Quốc tin rằng các nước châu Phi có thể trở thành hệ thống vệ tinh giúp Bắc Kinh giải quyết các vấn đề riêng của mình về dân số, tình trạng thiếu các nguôn tài nguyên khoáng sản. Ít nhất 75.000 người Trung Quốc đã di cư tới châu Phi và nhiều hơn nữa đang trên đường tới khai phá châu lục này. 

Chiến lược này, theo BBC, đã được Bắc Kinh tính toán một cách kỹ lưỡng. Còn các chuyên gia cho rằng, ước tính Trung Quốc cần phải gửi đi 300 triệu người tới châu Phi để giải quyết các vấn đề về dân số và ô nhiễm môi trường, cũng như đem lại nguồn lợi lớn cho nước mẹ từ hoạt động khai thác và buôn bán dầu mỏ, bạch kim, vàng, các khoáng chất khác.

Các khối căn hộ đã gây ấn tượng với người dân Angola, nhưng chủ đầu tư đã thất bại trong việc bán chúng.
Các khối căn hộ đã gây ấn tượng với người dân Angola, nhưng chủ đầu tư đã thất bại trong việc bán chúng.

Các đại sứ quán và các đường bay được mở. Tầng lớp người Trung Quốc ưu tú được nhìn thấy ở khắp châu Phi, nơi họ mua sắm trong những cửa hàng bán đồ Trung Quốc sang trọng, đi limousine của Mercedes và BMW, gửi con cái tới học tại các trường tư dành riêng cho người Trung Quốc. 

Trong khi đó, hàng hóa giá rẻ Trung Quốc đang ngày càng xuất hiện nhiều hơn trong các cửa hàng, chợ búa ở châu Phi. Vải vóc được bày bán tại châu Phi hiện nay đa số đều là hàng nhập khẩu gắn mác "Made in China".

Viện Khổng Tử cũng trở nên nổi tiếng khắp châu Phi, thậm chí cả ở những quốc gia nhỏ bé và hẻo lánh như Burundi, Rwanda nhờ các lớp dạy người địa phương làm thế nào để kinh doanh bằng tiếng bản địa và tiếng Quảng Đông.

Người Congo làm việc tại một mỏ khai thác khoáng sản.
Người Congo làm việc tại một mỏ khai thác khoáng sản.

"Trung Quốc có mặt ở khắp mọi nơi" - Trevor Ncube, một doanh nhân châu Phi nổi tiếng nói với BBC. "Nếu Anh khai phá chúng tôi trong quá khứ, thì hiện tại Trung Quốc đang chiếm chỗ của họ."

Với sự phát triển mạnh mẽ của mình, Trung Quốc đang phải đối mặt với "cơn đói" năng lượng, tài nguyên khoáng sản. Trung Quốc có dân số đông thứ 1 thế giới, nhu cầu tiêu thụ dầu tăng gấp 35 lần trong một thập kỷ gần đây, trong khi châu Phi là nhà xuất khẩu khoáng sản lớn thứ 3 trên thế giới (nhất là đồng, nhôm, thép), có thể đáp ứng 80% nhu cầu của Trung Quốc.

Ngoài ra, trong khi Bắc Kinh đang tuyệt vọng tìm kiếm các thị trường bán hàng mới sau một loạt sự cố hàng hóa kém chất lượng bị tẩy chay, thì châu Phi - nơi chăm sóc y tế thiếu hụt trầm trọng, gần như không có các quy tắc an toàn chống lại hàng hóa kém chất lượng và cần nhiều mặt hàng tiêu dùng giá rẻ - được coi là một điểm đến hoàn hảo.

Bằng chứng về sự ảnh hưởng đang ngày càng lan rộng của Trung Quốc tại châu Phi.
Bằng chứng về sự ảnh hưởng đang ngày càng lan rộng của Trung Quốc tại châu Phi.

Kết quả là kinh ngạch xuất khẩu và nhập khẩu giữa Trung Quốc và châu Phi luôn tăng trưởng với một con số ấn tượng trong những năm qua.

Tuy nhiên, những con đường sắt được xây dựng để vận chuyển khoáng sản ra các bến cảng về Trung Quốc, những vùng đất sứt sẹo được tạo ra bởi các công ty khai thác mỏ Trung Quốc sử dụng lao động bản địa với mức giá rẻ mạt chưa đầy 1 bảng Anh tiền công mỗi ngày đe dọa ô nhiễm môi trường, nhiều khu rừng nguyên sinh bị tàn phá để khai thác gỗ... 

Máy bay Trung Quốc đang gầm thét trên bầu trời châu Phi ném bom vào kẻ thù, súng trường và lưu đạn do Trung Quốc sản xuất được dùng trong các cuộc chiến tranh dân sự... được coi là mặt trái của những gì Trung Quốc đang làm tại châu Phi.

Một công nhân xây dựng Trung Quốc ở Zambia.
Một công nhân xây dựng Trung Quốc ở Zambia.

Nhiều cuộc bạo loạn đã xảy ra tại Zambia, Angola và Congo chống lại các lao động người Trung Quốc bị cáo buộc cướp mất việc làm của họ. Nguyên do là các công ty Trung Quốc không sử dụng lao động châu Phi mà đưa lao động từ nước mình sang vì cho rằng người lao động châu Phi lười biếng và không có tay nghề. Thậm chí, họ còn đưa các lao động Trung Quốc sang để sản xuất các mặt hàng giá rẻ.

Lý do khiến các nhà lãnh đạo châu Phi chấp thuận mạo hiểm hợp tác kinh doanh với Trung Quốc chính là tiền mặt. Bởi các khoản vay của phương Tây luôn kèm theo các điều kiện khắt khe về sự "minh bạch" trong chi tiêu. Trong khi đó, Trung Quốc lại tỏ ra khá rộng rãi.

Đó cũng chính là nguyên do khiến nhiều nhà bình luận phương Tây cho rằng Trung Quốc đang thúc đẩy khối ung thư của châu Phi phát triển bởi họ tin rằng nhiều khoản đầu tư đã chảy vào túi của các nhà lãnh đạo.

Chính phủ Angola từng thừa nhận, 70% các công trình công cộng của nước này do các công ty Trung Quốc đảm nhiệm, nhưng hầu hết trong số chúng sau  đó không được dùng tới.
 
Nguyễn Hường (nguồn Daily Mail)