Nước Mỹ không một ngày vắng chủ

16/11/2016 09:51
Hồng Thủy
(GDVN) - Đô đốc Harry Harris bác bỏ mạnh mẽ những quan điểm cho rằng Tổng thống Barack Obama là một "tổng tư lệnh vịt què" trong những ngày còn lại.

The Washington Free Beacon ngày 15/11 đưa tin, người đứng đầu Bộ Tư lệnh Thái Bình Dương, Hoa Kỳ nhấn mạnh, ông sẵn sàng phục vụ Tổng thống Donald Trump giải quyết các thách thức an ninh đặt ra bởi Trung Quốc và CHDCND Triều Tiên.

Đô đốc Harry Harris khẳng định, quân đội Mỹ sẽ duy trì cam kết chắc chắn của mình với các đồng minh và đối tác trong khu vực Ấn Độ Dương - Châu Á - Thái Bình Dương trong quá trình chuyển giao quyền lực Nhà Trắng.

Nước Mỹ không một ngày vắng chủ

Đô đốc Harry Harris bác bỏ mạnh mẽ những quan điểm cho rằng Tổng thống Barack Obama là một "tổng tư lệnh vịt què" trong những ngày còn lại:

"Khi chúng ta bước vào giai đoạn chuyển tiếp này, chúng ta không có cái gọi mà một Tổng tư lệnh vịt què. Tôi sẽ tiếp tục phục vụ Tổng thống Obama cho đến ngày 20/1/2017, sau đó tôi sẽ phục vụ Tổng thống Donald Trump.

Ông Obama sẽ là tổng chỉ huy duy nhất của chúng tôi cho đến thời điểm đó (20/1/2017). Từ nay tới lúc đó, tôi không tiện suy đoán về các sáng kiến chính sách tiềm năng của chính quyền kế tiếp, tôi không bước chân vào chính trị.

Đô đốc Harry Harris, Tư lệnh Bộ Tư lệnh Thái Bình Dương, ảnh: The Japan Times / AP.
Đô đốc Harry Harris, Tư lệnh Bộ Tư lệnh Thái Bình Dương, ảnh: The Japan Times / AP.

Tôi muốn nói rằng, không có gì nghi ngờ về việc chúng tôi sẽ tiếp tục các cam kết chắc chắn của mình với các đồng minh tại Ấn Độ Dương - Châu Á - Thái Bình Dương.

Nhu cầu và giá trị trong sự tham gia của Mỹ vào khu vực này là hết sức thuyết phục. Nó được chứng minh qua nhiều thập kỷ như một phần của lịch sử lâu dài các cam kết của Mỹ đối với khu vực."

Các chuyên gia lo ngại rằng, một số đối thủ tiềm tàng bao gồm Nga, Trung Quốc có thể lợi dụng lúc "tranh tối tranh sáng" khi Nhà Trắng bàn giao quyền lực để có những hành động bất ngờ.

Lực lượng cộng sự của ông Donald Trump đang tích cực triển khai quá trình chuyển đổi, bố trí nhân sự hàng đầu và xây dựng chính sách để chuẩn bị cho ông tiếp quản Nhà Trắng.

Đô đốc Harry Harris đã đưa ra một số thách thức chính quyền tiếp theo phải đối mặt, bao gồm chương trình phát triển tên lửa, hạt nhân của CHDCND Triều Tiên, Trung Quốc bồi lấp đảo nhân tạo bất hợp pháp ở Biển Đông và sự xuất hiện của khủng bố IS ở Đông Nam Á.

Khi Trump nhậm chức, ông sẽ lập tức phải đối mặt với một số thách thức quốc phòng và chính sách đối ngoại, bao gồm cuộc chiến chống IS do Mỹ dẫn đầu, nội chiến ở Syria, vai trò của Mỹ ở Afghanistan.

Donald Trump đã liên lạc với một số lãnh đạo nước ngoài kể từ khi đắc cử, bao gồm Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, Tổng thống Hàn Quốc Park Geun-hye, Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe.

Nước Mỹ không một ngày vắng chủ ảnh 2

Ai sẽ lái con tàu Biển Đông vượt “trận cuồng phong” hậu phán quyết Trọng tài?

(GDVN) - Khi nào chúng ta yếu, nội bộ mâu thuẫn, các nước lớn bị cuốn vào điểm nóng khác mà sao nhãng Biển Đông, thì khi đó là thời cơ thuận lợi cho Trung Quốc ra tay.

Về Trung Quốc, Đô đốc Harris cho rằng nước này đang tìm kiếm quyền bá chủ trong khu vực Đông Nam Á vì 7 hòn đảo nhân tạo Trung Quốc xây dựng bất hợp pháp và các hành động hung hăng, manh động trên Biển Đông.

Ông lưu ý, Bắc Kinh đã đầu tư lớn để hiện đại hóa quân đội, cho ra đời máy bay tàng hình J-20, tuyên bố tàu sân bay Liêu Ninh đã "sẵn sàng chiến đấu" và xây dựng căn cứ quân sự đầu tiên ở nước ngoài tại Djibouti.

Khi được hỏi, liệu ông có tin Triều Tiên đủ khả năng tấn công hạt nhân vào lãnh thổ Hoa Kỳ hay không, Harry Harris cho biết:

"Tôi tin rằng, là một chỉ huy quân sự tôi cần phải có giả định họ có khả năng đó. Tôi tin điều đó khi ông Kim Jong-un bày tỏ ý định của mình, tôi tin ông ta.

Sau đó tôi sẵn sàng cho mọi tình huống mà họ đang có nó hoặc sẽ có nó. Là một chỉ huy quân sự, tôi không có quyền lựa chọn giữa hai tình huống này, vì vậy tôi phải đặt giả thiết tình huống xấu nhất và chuẩn bị cho nó."

Với Philippines, Harry Harris nói rằng ông không thấy có sự suy giảm nào trong quan hệ hợp tác quân sự song phương, bất chấp những phát ngôn gây sốc của tân Tổng thống Rodrigo Duterte.

Cuối tuần này ông sẽ đến Manila để tham dự một cuộc họp với các đối tác Philippines. [1]

Mỹ đủ năng lực tiêu diệt đối thủ ở Biển Đông

Trang Military.com ngày 15/11 dẫn lời Đô đốc Harry Harris nói rằng, ông hy vọng quân đội Mỹ một ngày nào đó có khả năng tiêu diệt hết các tàu của đối thủ tiềm tàng ở Biển Đông.

Khu vực Thái Bình Dương vốn là sân chơi truyền thống của hải quân, nhưng lục quân chung vẫn có một vai trò lớn hơn - sử dụng bộ binh đổ bộ, chiếm giữ lãnh thổ.

Truyền thống và sức mạnh của lục quân nằm ở binh lực đông, hỏa lực mạnh và năng lực tác chiến hiệp đồng, vì vậy Harry Harris khuyến khích các tướng lĩnh lục quân cần nắm lấy sứ mệnh của lực lượng tên lửa đất đối biển, tên lửa chống tàu.

Tư lệnh Bộ Tư lệnh Thái Bình Dương phát biểu điều này trong một cuộc hội thảo tổ chức tại Washington DC được tài trợ bởi Defense One.

Hệ thống tên lửa SSM của Nhật Bản được Đô đốc Harry Harris viện dẫn như một ví dụ về năng lực đối phó với các mối đe dọa từ hướng biển. Ảnh: IHS Jane's 360.
Hệ thống tên lửa SSM của Nhật Bản được Đô đốc Harry Harris viện dẫn như một ví dụ về năng lực đối phó với các mối đe dọa từ hướng biển. Ảnh: IHS Jane's 360.

Các nước khác như Nhật Bản đã phát triển hệ thống tên lửa tinh vi để đối phó với các mối đe dọa tiềm ẩn từ phía Trung Quốc. Harris nói:

"Tôi nghĩ về một khu vực nơi quý vị có thể đặt các hệ thống vũ khí trên nhiều địa điểm ở Tây Thái Bình Dương. Chúng sẽ được bố trí tại những địa điểm tiềm ẩn nguy cơ cao như Biển Đông, Hoa Đông, biển Nhật Bản.

Tôi cho rằng đó là một khái niệm quan trọng, và chúng tôi buộc phải nghĩ về nó như là chúng ta tìm ra cách để duy trì lợi thế hơn các đối thủ trong khu vực."

Hy vọng của Đô đốc Harris về sự tham gia của lực lượng tên lửa lục quân Mỹ ở khu vực Thái Bình Dương đã có thêm động lực khi Bộ trưởng Quốc phòng Ash Carter ngày 3/11 cho hay:

Hệ thống tên lửa lục quân Tactical (ATACMS) sẽ sớm được nâng cấp để có thể tham gia tiêu diệt các mục tiêu di động trên đất liền hoặc trên biển với tầm bắn lên đến 300 km.

Căng thẳng Mỹ - Trung gia tăng trong khu vực từ khi Trung Quốc bồi đắp xây dựng 7 đảo nhân tạo bất hợp pháp ở Trường Sa (Khánh Hòa, Việt Nam) và tăng cường các hoạt động phiêu lưu ở Hoa Đông.

Harris cho biết: "Tôi quan tâm đến sự manh động của Trung Quốc, đặc biệt là ở Biển Đông và Hoa Đông. Điều đó nói lên rằng, duy trì quan hệ quân sự với Trung Quốc là thực sự cần thiết.

Ngay cả với những nước là đối thủ tiềm tàng, tôi nghĩ rằng một mối quan hệ tích cực và cố gắng hợp tác hết khả năng có thể nên là lựa chọn. Nhưng chúng ta phải sẵn sàng cho tình huống đối đầu, một khi chúng ta buộc phải đối đầu." [2]

Trung Quốc tuyên bố tàu sân bay Liêu Ninh "sẵn sàng chiến đấu"

The Japan Times ngày 15/11 đưa tin, truyền thông nhà nước Trung Quốc loan báo: hàng không mẫu hạm đầu tiên của họ, tàu Liêu Ninh đã sẵn sàng chiến đấu.

Thời báo Hoàn Cầu dẫn lời Chính ủy tàu Liêu Ninh, Li Dongyou nói:

"Là một lực lượng quân sự, chúng tôi luôn chuẩn bị sẵn sàng cho chiến tranh và khả năng chiến đấu của chúng tôi cũng cần phải được kiểm tra bởi chiến tranh.

Nước Mỹ không một ngày vắng chủ ảnh 4

Trump sẽ làm gì với Bắc Kinh ở Biển Đông và tại sao dư luận Trung Quốc hả hê?

(GDVN) - Donald Trump được sử dụng làm ví dụ để chứng minh, nền chính trị Trung Quốc vẫn là ưu việt.

Trong thời điểm này, chúng tôi đàm làm tốt nhất trong việc phát huy sức mạnh của mình và sử dụng nó để ngăn chặn chiến tranh, và đang chuẩn bị cho chiến đấu thực tế trong bất kỳ tình huống nào."

Trung Quốc không tiết lộ kế hoạch cụ thể đối với việc sử dụng tàu sân bay Liêu Ninh, nhưng nó có thể làm tăng các hoạt động cơ bắp của Bắc Kinh sau những động thái leo thang ở Biển Đông. [3]

Cho đến nay tàu sân bay Liêu Ninh chưa được biên chế vào bất kỳ hạm đội nào trong 3 hạm đội hải quân Trung Quốc.

Người viết cho rằng, huấn luyện, diễn tập sẵn sàng chiến đấu là nhiệm vụ mặc nhiên của quân đội bất kỳ quốc gia nào, từ xưa tới nay không cần bàn cãi, cũng chẳng cần phô trương. Nước nào lơ là phòng thủ thì nước đó dễ gặp hiểm nguy.

Vì vậy những phát biểu gây chú ý về sẵn sàng chiến đấu, chuẩn bị cho chiến tranh của các sĩ quan quân đội một số siêu cường có thể là một màn "võ mồm" thăm dò phản ứng của nhau, nắn gân nhau, dọa dẫm nhau.

Chiến tranh ở Biển Đông không phải lựa chọn khôn ngoan cho bất kỳ bên nào, dù là Trung Quốc hay Hoa Kỳ. 

Các phương án can thiệp quân sự nếu xảy ra thì đã xảy ra từ khi Trung Quốc bồi lấp 7 đảo nhân tạo ở Trường Sa chứ không phải đợi họ tạo ra cái gọi là "trạng thái bình thường mới" rồi mới nói theo.

Bởi lẽ Mỹ là nước đầu tiên phát hiện, và cũng là nước đầu tiên và duy nhất công bố bằng chứng các hoạt động bồi lấp đảo nhân tạo Trung Quốc tiến hành bất hợp pháp ở Trường Sa.

Tham vọng "chia đôi Thái Bình Dương" đã được ông Tập Cận Bình tuyên bố công khai ở Sunnylands tháng 6/2013, nhưng từ lời nói đến việc làm còn là một khoảng cách khá xa.

Biền Đông thời gian tới sẽ diễn biến ra sao phụ thuộc chủ yếu vào 2 tay chơi Hoa Kỳ và Trung Quốc.

Trong khi ông Donald Trump chưa bộc lộ cụ thể về chính sách đối ngoại, chưa có dấu hiệu nào cho thấy khả năng nổ ra xung đột trên Biển Đông trong ngắn hạn. Nhưng tất nhiên, việc phòng thủ vẫn không thể lơ là.

Tài liệu tham khảo:

[1]http://freebeacon.com/national-security/commander-outlines-trumps-asia-pacific-challenges/

[2]http://www.military.com/daily-news/2016/11/15/pacom-chief-army-create-ship-killing-units.html

[3]http://www.japantimes.co.jp/news/2016/11/15/asia-pacific/china-says-first-aircraft-carrier-now-combat-ready/#.WCvCWNJ97cc

Hồng Thủy