TÂN HOA XÃ: Philippines trở thành "đầy tớ" cho việc Mỹ quay lại châu Á

14/06/2012 10:08
Đông Bình (nguồn Tân Hoa xã)
(GDVN) - Trong thời gian tới, biển Đông bước vào thời kỳ then chốt, các nước như Philippines bắt đầu điều chỉnh sách lược.
Từ ngày 6-8/6, Tổng thống Philippines Aquino đã có chuyến thăm Mỹ và hội đàm với Tổng thống Mỹ Obama (8/6).
Từ ngày 6-8/6, Tổng thống Philippines Aquino đã có chuyến thăm Mỹ và hội đàm với Tổng thống Mỹ Obama (8/6).

Tân Hoa xã dẫn các nguồn tin cho biết, Tổng thống Philippines Aquino vừa trở về từ Mỹ, hào hứng tham gia các hoạt động chúc mừng 114 năm độc lập.

Tuy nhiên, người dân Philippines cũng lên đường phê phán Mỹ can thiệp công việc nội bộ của Philippines, hàng trăm người đã hỗn chiến với cảnh sát ở khu vực gần Đại sứ quán Mỹ tại Philippines.

Theo bài báo, điều này phản ánh tâm lý mâu thuẫn của Philippines đối với Mỹ. Chính phủ muốn gần gũi hơn với Mỹ để bắt tay chống Trung Quốc nam tiến, nhưng “người dân thì lại phản đối”.

Bài viết dẫn các thủ đoạn trừng phạt kinh tế của Trung Quốc đối với Philippines, cho rằng: “Chuối phải đổ ra biển, các đoàn du lịch từ Trung Quốc giảm mạnh, thậm chí không thể tổ chức cuộc thi đấu bóng rổ hữu nghị (do Philippines mời), người dân Philippines cảm thấy triển vọng mưu sinh không tốt”.

Tân Hoa xã cho rằng, Tổng thống Philippines cũng chẳng vui vẻ gì, vì không được Mỹ cam kết giúp một tay trong tranh chấp biển Đông dựa trên Hiệp ước Phòng thủ chung ký năm 1951, Tân Hoa xã nói Philippines cũng đã trở thành “đầy tớ” cho việc Mỹ quay trở lại châu Á. Nhưng, Tổng thống Barack Obama và Ngoại trưởng Hillary Clinton đều không đáp ứng nguyện vọng của Aquino.

Tân Hoa xã bình luận, không phải Mỹ không tiếp tục ngăn chặn Trung Quốc, cũng không phải nói ngoại giao Trung Quốc đã thuyết phục được Mỹ, mà là trong lòng Trung Quốc, Philippines và Mỹ có những “biển Đông” khác nhau. Ba bên đều ra mặt, nhưng không trùng với nhau, tình hình mơ hồ.

Philippines được Mỹ tăng cường viện trợ quân sự.
Philippines được Mỹ tăng cường viện trợ quân sự.

Theo đó, Tân Hoa xã cho rằng, Trung Quốc đòi hỏi chủ quyền, cùng khai thác, “làm chủ địa bàn”; Philippines muốn căn cứ vào Công ước Liên Hợp Quốc về Luật biển để phân định vùng biển, vùng biển 200 hải lý bên ngoài tuyến đường bờ biển chính là vùng đặc quyền kinh tế của Philippines.

Đối với Mỹ, biển Đông là vùng biển quốc tế còn mơ hồ về chủ quyền, tranh chấp đảo đá giữa Trung Quốc và Philippines là một “việc nhỏ”, chỉ cần không xảy ra chiến sự, chỉ cần tàu thương mại và tàu chiến Mỹ được tự do đi lại, Mỹ có quyền chủ đạo là được.

Tân Hoa xã bình luận tỉnh bơ rằng:

“Trung Quốc và Mỹ có quan điểm khác nhau về chủ quyền biển Đông, nhưng điểm chung là muốn giữ gìn hòa bình ở toàn bộ vùng biển này, thực tế nhiều hơn so với điểm chung giữa Mỹ và Philippines (?). Mỹ hiểu rõ rằng, trong chiến lược toàn cầu của họ, trọng lượng của Trung Quốc lớn hơn nhiều Philippines. Cho dù về khả năng thị trường, sức mua, sức mạnh tài chính hay vai trò ảnh hưởng, Trung Quốc đều là nhân vật lớn, còn Philippines thì không tính. Những việc to nhỏ mà Mỹ quan tâm, từ vấn đề hạt nhân Iran đến tình hình bán đảo Triều Tiên, Trung Quốc là một người chơi chính không thể tách rời”.

Tàu ngầm hạt nhân tấn công Mỹ lặng lẽ ra vào biển Đông.
Tàu ngầm hạt nhân tấn công Mỹ lặng lẽ ra vào biển Đông.

Tân Hoa xã nhấn mạnh, trong tương lai, biển Đông lặng sóng hay dậy sóng, người đóng vai trò chủ đạo là hai nước Trung Quốc và Mỹ. Xu thế hiện nay là, biển Đông sẽ ngày càng bất ổn. Sức mạnh của Trung Quốc được tăng cường chắc chắn phải “đảm bảo sự thông suốt của huyết mạch kinh tế và khai thác tài nguyên”, còn Mỹ quay trở lại châu Á cũng chỉ cần tuần tự tiệm tiến. Trung Quốc và Mỹ rõ ràng có xung đột chiến lược ở biển Đông, nhưng một biển Đông hòa bình cùng phù hợp với lợi ích của các bên.

Hiện nay, các nước như Philippines bắt đầu bước vào thời kỳ điều chỉnh sách lược, là nhìn thẳng vào sự thật, lấy thái độ tích cực thỏa thuận giải quyết vấn đề biển Đông, hay tiếp tục đối đầu, trong thời gian tới sẽ là giai đoạn then chốt/quan trọng.

Biên đội tàu chiến của Hải quân Trung Quốc.
Biên đội tàu chiến của Hải quân Trung Quốc.
* Trích dẫn, đăng tải lại toàn bộ hoặc một phần thông tin từ bài viết này phải chịu trách nhiệm và ghi rõ "theo báo Giáo Dục Việt Nam" hoặc "theoGiaoduc.net.vn" Box thảo luận ở phía dưới là diễn đàn để độc giả gửi comment, đánh giá, nhìn nhận và chia sẻ ý kiến. Báo Giáo Dục Việt Nam luôn đón nhận các ý kiến khách quan, có tính chất xây dựng, tôn trọng pháp luật, thuần phong mỹ tục... của tất cả bạn đọc gửi về. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu để quá trình biên tập và đăng tải được thuận tiện. Chân thành cảm ơn độc giả!
Đông Bình (nguồn Tân Hoa xã)