Tân Hoa Xã: Mỹ tập trận Thái Bình Dương quy mô lớn không mời TQ

27/06/2012 06:00
Hồng Thủy (nguồn Tân Hoa Xã)
(GDVN) - Chúng ta đang sống trong một môi trường an ninh ngày càng nhiều những nhân tố không xác định mà căng thẳng giữa Philippines – Trung Quốc quanh bãi Scarborough nổ ra trong thời gian vừa qua là một ví dụ
Tờ Philstar xuất bản tại Philippines hôm 23/6 đưa tin, Hawaii sẽ đón một cuộc tập trận quy mô lớn chưa từng có từ trước đến nay, Trân Châu cảng sẽ trở nên vô cùng bận rộn những ngày tới.

Tập trận Thái Bình Dương 2010 do Mỹ điều phối
Tập trận Thái Bình Dương 2010 do Mỹ điều phối

Tham gia cuộc tập trận này có chiến hạm, máy bay và binh lính từ 22 quốc gia tập trung về Hawaii cùng với lực lượng đồn trú tại chỗ triển khai cuộc tập trận quy mô lớn.

Tập trận quanh Thái Bình Dương được khởi động từ năm 1971, năm nay là lần thứ 23 và sẽ kéo dài từ 27/6 cho tới ngày 7/8 mới kết thúc.

So với 22 kỳ tập trận các năm trước, tập trận quanh Thái Bình Dương 2012 tăng thêm 8 quốc gia, điều này cho thấy các quốc gia liên quan đang đặc biệt coi trọng khu vực châu Á – Thái Bình Dương vốn đang nhiều biến động.

Hiện tại hoạt động tập trận này diễn ra mỗi năm một lần, nhưng dự kiến sẽ được tăng tần xuất lên 2 năm một lần làm cho bầu không khí khu vực châu Á – Thái Bình Dương trở nên nóng hơn.

42 chiến hạm, 6 tàu ngầm, hơn 200 chiến đấu cơ và 25 ngàn binh lính là những con số khái quát về tập trận Thái Bình Dương 2012.

Lực lượng tàu chiến, tàu sân bay Mỹ tham dự tập trận Thái Bình Dương năm 2010
Lực lượng tàu chiến, tàu sân bay Mỹ tham dự tập trận Thái Bình Dương năm 2010

Lực lượng tham dự tập trận Thái Bình Dương 2012 chủ lực của Hải quân Mỹ có tàu sân bay USS Nimitz CVN-68 và chiến hạm lưỡng thê đột kích USS Essex với vai trò xuất kích chiến đấu cơ, đánh chặn tàu ngầm và phóng tên lửa tấn công các mục tiêu giả tưởng.

Các quốc gia tham gia tập trận Thái Bình Dương 2012 gồm Australia, Canada, Chile, Colombia, Pháp, Nhật Bản, Mexico, New Zeland, Hàn Quốc, Nga, Singapre, Mỹ.

Ấn Độ, Indonesia, Malaysia, Netherlands, Norway, Peru, Philippines, Thái Lan, Tonga và Anh cũng gửi hải quân nước mình tới tham dự.

Người phát ngôn Hạm đội 3 Hải quân Mỹ, Charlie Brown cho biết, Nga, Ấn Độ, Mexico, Philippines, New Zeland, Na Uy và Tonga lần đầu tiên tham gia tập trận Thái Bình Dương.

Mỹ và Trung Quốc còn quá nhiều những mâu thuẫn, xung đột lợi ích khó có thể dung hòa
Mỹ và Trung Quốc còn quá nhiều những mâu thuẫn, xung đột lợi ích khó có thể dung hòa

Charlie Brown cho biết thêm, hiện tại Mỹ chưa mời Trung Quốc tham gia hoặc quan sát tập trận Thái Bình Dương vì vẫn còn lệnh cấm Bắc Kinh tiếp xúc với các hoạt động tập trận.

Brad Gloria Thurman, một chuyên gia thuộc Trung tâm Nghiên cứu các vấn đề quốc tế và chiến lược đóng tại Honolulu nhận định, quy mô tập trận Thái Bình Dương mở rộng cho thấy các nước ngày càng coi trọng vai trò hợp tác trên biển.

Điều này cũng cho thấy chúng ta đang sống trong một môi trường an ninh ngày càng nhiều những nhân tố không xác định mà căng thẳng giữa Philippines – Trung Quốc quanh bãi Scarborough nổ ra trong thời gian vừa qua là một ví dụ, Brad Gloria Thurman cho biết.

Bãi đá ngầm Scarborough đang có tranh chấp giữa Philippines với Trung Quốc
Bãi đá ngầm Scarborough đang có tranh chấp giữa Philippines với Trung Quốc

“Tôi cho rằng có người hiểu rõ, (trong môi trường an ninh biển hiện nay) chúng ta hoặc học cách cùng sống chung và hợp tác, vì chúng ta thực sự có nhiều lợi ích chúng, hoặc chúng ta tự gây cản trở cho nhau và không ai nhường ai đến khi nào bên kia rút lui”.

Chuyên gia này nhận định, “Việc Nga tham dự tập trận lần này cho thấy Moscow mong muốn tham gia ngày càng sâu hơn vào sự vụ khu vực. Ngoài ra Ấn Độ cũng đang tìm cách xây dựng cho mình một vai trò ngày càng có sức ảnh hưởng trong vai trò là một bên tham dự vào các sự vụ ở châu Á – Thái Bình Dương.”

Brad Gloria Thurman nói: “Chúng tôi cho rằng trọng tâm (chiến lược của Mỹ) hướng sang khu vực châu Á – Thái Bình Dương có một trong những nhân tố quan trọng mấu chốt là quan điểm cho rằng vai trò quan trọng của Ấn Độ Dương ngày càng tăng.”

“Chúng tôi đang bắt đầu gộp cả Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương thành một khu vực chiến lược, và chính điều đó làm nổi bật tầm quan trọng của Ấn Độ”.

* Trích dẫn, đăng tải lại toàn bộ hoặc một phần thông tin từ bài viết này phải chịu trách nhiệm và ghi rõ "theo báo Giáo Dục Việt Nam" hoặc "theoGiaoduc.net.vn" Box thảo luận ở phía dưới là diễn đàn để độc giả gửi comment, đánh giá, nhìn nhận và chia sẻ ý kiến. Báo Giáo Dục Việt Nam luôn đón nhận các ý kiến khách quan, có tính chất xây dựng, tôn trọng pháp luật, thuần phong mỹ tục... của tất cả bạn đọc gửi về. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu để quá trình biên tập và đăng tải được thuận tiện. Chân thành cảm ơn độc giả!
Hồng Thủy (nguồn Tân Hoa Xã)