Tân Hoa xã: Tranh chấp biển Đông sẽ làm nóng Đối thoại Shangri La

29/05/2012 09:19
Đông Bình (nguồn Tân Hoa xã)
(GDVN) - Đối thoại Shangri La sắp diễn ra tại Singapore thu hút sự quan tâm của dư luận, nhất là vấn đề tranh chấp biển Đông có thể làm nóng hội nghị.
Tàu tuần tra BRP Gregorio del Pilar của Hải quân Philippines trên biển Đông.
Tàu tuần tra BRP Gregorio del Pilar của Hải quân Philippines trên biển Đông.


Tân Hoa xã dẫn nguồn tin báo Mỹ cho hay ngày 28/5, tuần san “Tin tức Quốc phòng” Mỹ có bài viết cho rằng, Hội nghị Thượng đỉnh An ninh châu Á lần thứ 11 sẽ được tổ chức tại Singapore từ ngày 1 – 3/6/2012.

Trong lúc này, Mỹ tiếp tục cam kết, đối mặt với Trung Quốc, Mỹ sẽ bảo vệ những đồng minh đang ngày càng cảm thấy lo ngại ở châu Á-Thái Bình Dương.

Đây là lần đầu tiên Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Leon Panetta và Tư lệnh Thái Bình Dương Mỹ Samuel Locklear tham dự hội nghị này. Các quan chức Mỹ khác còn có Chủ tịch Hội đồng Tham mưu trưởng Liên quân Mỹ Martin Dempsey và Thượng nghị sĩ John McCain.

Chuyến đi Singapore của Panetta là một điểm dừng chân trong hoạt động chuyến thăm dài tới 1 tuần. Chuyến đi này của ông sẽ đến Bộ Tư lệnh Thái Bình Dương Mỹ ở Hawaii, Việt Nam và Ấn Độ.

Chuyên gia vấn đề Trung Quốc, Trung tâm Nghiên cứu các vấn đề chiến lược và quốc tế, Glaser cho rằng: “Tôi tin rằng, Trung Quốc sẽ cho rằng chuyến thăm Ấn Độ và Việt Nam là nhằm củng cố quan hệ đồng minh với các đối tác khu vực này. Củng cố những quan hệ này phù hợp với lợi ích của Mỹ, tôi cho rằng, những hoạt động này không hề  nhằm vào Trung Quốc”.

Hạm đội Hải quân Trung Quốc.
Hạm đội Hải quân Trung Quốc.


Hội nghị thượng đỉnh này do Viện Nghiên cứu Chiến lược Quốc tế Anh chủ trì, có tên gọi là “Đối thoại Shangri La”. Hội nghị thường niên được tổ chức tại khách sạn Shangri La này là diễn đàn an ninh liên chính phủ có sự tham dự của các quan chức quốc phòng cấp cao khu vực này.

Hội nghị năm nay sẽ có 28 quốc gia của khu vực châu Á-Thái Bình Dương tham gia, đồng thời còn có sự tham dự của Anh, Pháp, Nga và Mỹ. Tổng thống Indonesia Susilo sẽ có bài phát biểu khai mạc hội nghị.

Chương trình làm việc của hội nghị cho thấy, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Panetta sẽ có bài phát biểu về chính sách quốc phòng của Mỹ trong giai đoạn thắt chặt tài chính.

Do Lầu Năm Góc cắt giảm ngân sách, đồng thời Mỹ đang triển khai cuộc chiến hao tiền tốn của ở Afghanistan và Iraq, hơn nữa những thiệt hại từ cơn bão nợ nần có thể sẽ đe dọa chương trình trợ cấp chính phủ của Mỹ trong 5-10 năm tới, vì vậy Mỹ có đủ nguồn lực tài chính để hỗ trợ cho chính sách châu Á mới hay không còn gây hoài nghi.

Tranh chấp biển Đông sẽ trở thành nội dung quan trọng của đối thoại năm nay. Chủ nhiệm Ban phân tích quốc phòng và quân sự, Viện Nghiên cứu Chiến lược Quốc tế, Tim Huxley cho rằng, so với các cuộc đối thoại trước, Philippines và Việt Nam sẽ được quan tâm hơn.

Tàu Hải giám 83 Trung Quốc trên biển Đông.
Tàu Hải giám 83 Trung Quốc trên biển Đông.


Có người cho rằng, có đại biểu quốc gia Đông Nam Á có thể sẽ phê phán Trung Quốc trong đối thoại lần này, nhưng Huxley cho rằng, các đại biểu rất khôn khéo, sẽ không có các hành động như vậy.

Trung Quốc gấp rút thông qua phát ngôn và hành động để đòi hỏi chủ quyền trên biển Đông, nhưng Hà Nội và Manila cũng có chủ trương chủ quyền tại đây. Vì vậy, dư luận muốn tìm hiểu Trung Quốc sẽ đưa tình hình căng thẳng gay gắt đến mức độ nào để giành lấy khu vực tranh chấp.

Chuyên gia các vấn đề Trung Quốc của Quỹ Heritage (Heritage Foundation) là Dean Cheng cho rằng, trong Đối thoại Shangri La, vấn đề biển Đông sẽ là vấn đề né tránh của mọi người (?).

Bộ trưởng quốc phòng Trung Quốc Lương Quang Liệt tham dự Sangri-La 2011 (ảnh tư liệu)
Bộ trưởng quốc phòng Trung Quốc Lương Quang Liệt tham dự Sangri-La 2011 (ảnh tư liệu)


Dean Cheng cho rằng, Mỹ sẽ còn chú ý đến thành viên cấp trung của đoàn đại biểu Trung Quốc tham dự hội nghị. Họ là những nhân vật quan trọng, có thể sẽ nói rõ con đường tương lai của Quân đội Trung Quốc.

Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty Tư vấn cải cách và chiến lược toàn cầu, Paul Jarrah cho rằng, thiếu tài chính thì chiến lược chẳng có ý nghĩa gì. Ông còn cảnh báo, quan hệ đồng minh khu vực lỏng lẻo, “không chịu nổi một cuộc chiến”.

Tuy nhiên, cũng có ý kiến cho rằng, nếu vấn đề căng thẳng trên Biển Đông không được đưa ra thảo luận nhiều tại hội nghị Sangri-La thì diễn đàn này cũng chả khác nào một bữa tiệc lòe loẹt chỉ để "chơi rồi bỏ".

Đối tác châu Á-Thái Bình Dương của Mỹ đều không đối mặt với mối đe dọa chung, cũng không có quan điểm khu vực chung. Nhật Bản không sẵn sàng gánh trách nhiệm nhiều hơn cho phòng thủ của mình, quá phụ thuộc vào Mỹ.

Hàn Quốc chỉ quan tâm đến mối đe dọa từ CHDCND Triều Tiên. Ấn Độ tập trung quan tâm đến vấn đề biên giới với Trung Quốc và Pakistan. Philippines gây phiền phức tài chính cho Mỹ.

Jarrah cho rằng, nếu chúng ta cơ bản không hiểu rõ đối thủ (Trung Quốc), hơn nữa không biết chúng ta muốn và dự kiến sẽ thực hiện mục tiêu nào, thì chúng ta làm sao có thể đưa ra được chiến lược?

Tàu ngầm hạt nhân lớp Virgiania Mỹ trên biển Đông.
Tàu ngầm hạt nhân lớp Virgiania Mỹ trên biển Đông.
Đông Bình (nguồn Tân Hoa xã)