Tây Ban Nha sẽ triển lãm 134 tấm bản đồ quý về biển Đông

13/06/2012 14:29
Hồng Thủy
(GDVN) - Đại sứ Tây Ban Nha tại Philippines, ông Jorge Domecq cho biết 134 chiếc bản đồ thuộc sở hữu của các nhà sưu tập tư nhân sẽ được trưng bày trước công chúng lần đầu tiên sẽ bao gồm các bản đồ thể hiện rõ vị trí bãi đá Scarborough mà phía Trung Quốc gọi là đảo Hoàng Nham.
Tây Ban Nha sẽ tổ chức một cuộc triển lãm bản đồ cổ tại Manila trong tháng này, những tấm bản đồ cổ Tây Ban Nha đang sở hữu có thể hiển thị rõ nét vị trí của bãi đá Scarborough đang là nguyên nhân chính của sự căng thẳng, bế tắc trong quan hệ Philippines – Trung Quốc suốt hơn 2 tháng qua.

Đại sứ Tây Ban Nha tại Philippines, ông Jorge Domecq
Đại sứ Tây Ban Nha tại Philippines, ông Jorge Domecq

Đại sứ Tây Ban Nha tại Philippines, ông Jorge Domecq cho biết, 134 chiếc bản đồ thuộc sở hữu của các nhà sưu tập tư nhân sẽ được trưng bày trước công chúng lần đầu tiên sẽ bao gồm các bản đồ thể hiện rõ vị trí bãi đá Scarborough mà phía Trung Quốc gọi là đảo Hoàng Nham.

Chúng sẽ cho bạn không chỉ một ý tưởng về việc tại sao người Tây Ban Nha lại nhìn thấy Philippines trong thời điểm đó vì cùng với những số liệu địa lý, trong đó có cả những bản vẽ thể hiện bằng hình ảnh phong tục, hoạt động của con người ở đây”, ông Jorge Domecq nói với đài PTV.

Đại sứ Tây Ban Nha tại Philippines, ông Jorge Domecq tháp tùng Tổng thống Philippines tham quan một buổi triển lãm
Đại sứ Tây Ban Nha tại Philippines, ông Jorge Domecq tháp tùng Tổng thống Philippines tham quan một buổi triển lãm 

Philippines từng là thuộc địa của Tây Ban Nha trong khoảng thời gian kéo dài hơn 4 thế kỷ.

Cả Philippines và Trung Quốc đều trưng ra các bản đồ cổ để chứng minh cho tuyên bố chủ quyền của mình đối với bãi đá Scarborough nằm cách Masinloc – Philippines 124 hải lý và cách đảo Hải Nam – Trung Quốc 472 hải lý.

Khi được hỏi có hay không khả năng các bản đồ này sẽ hiển thị thông tin thực sự về chủ sở hữu của bãi đá Scarborough, Đại sứ Tây Ban Nha từ chối trả lời trực tiếp vào câu hỏi mà nói rằng việc đó nên để cho người xem đánh giá.

“Chúng tôi để cho bạn tìm hiểu xem những bản đồ này đã được sử dụng như thế nào, nhưng chúng rất quan trọng”, ông Domecq nói, “bạn sẽ nhìn thấy rất nhiều cái có ảnh hưởng đến các bạn những ngày này với hầu hết những vấn đề trên biển”.

Bản đồ hàng hải châu Âu thế kỷ 15, 16 đánh dấu quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa của Việt Nam (nguồn: biengioilanhtho.gov.vn)
Bản đồ hàng hải châu Âu thế kỷ 15, 16 đánh dấu quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa của Việt Nam (nguồn: biengioilanhtho.gov.vn)

Triển lãm có tên gọi “300 năm bản đồ Philippines 1598 – 1898” và nó là một phần của chuỗi hoạt động chào mừng ngày hữu nghị Philippines – Tây Ban Nha, chúng sẽ được trưng bày tại bảo tàng Metropolitan Manila từ ngày 26/6 đến hết ngày 31/7.

Cách đây không lâu, ngày 5/6, tờ Nhật báo Phố Wall đăng tải bài phân tích "China's Invented History", tạm dịch "Lịch sử nhào nặn của Trung Quốc" với lời tựa: "Trung Quốc viết lại lịch sử để giải thích tuyên bố chủ quyền trên các vùng biển tranh chấp" của nhà báo kỳ cựu Philip Bowring thường trú tại Hồng Kông.

Bài viết phân tích khá chi tiết, hệ thống và làm nổi bật âm mưu, ý đồ bóp méo sự thật lịch sử, né tránh luật Công ước biển Liên Hợp Quốc nhằm thực hiện chiến lược độc chiếm biển Đông của Bắc Kinh. Philip Bowring đã cho dư luận biết tại sao Trung Quốc lại sợ đưa tranh chấp chủ quyền biển Đông – Trường Sa ra trọng tài quốc tế, xử lý theo luật Công ước biển Liên Hợp Quốc đến thế.

Những bài phân tích sâu sắc và khách quan như bài báo này của Philip Bowring vô cùng quý giá và quan trọng giúp công luận quốc tế hiểu rõ và hiểu đúng hơn về tranh chấp biển Đông trước làn sóng tuyên truyền lấn lướt sai sự thật của truyền thông Trung Quốc
Những bài phân tích sâu sắc và khách quan như bài báo này của Philip Bowring vô cùng quý giá và quan trọng giúp công luận quốc tế hiểu rõ và hiểu đúng hơn về tranh chấp biển Đông trước làn sóng tuyên truyền lấn lướt sai sự thật của truyền thông Trung Quốc

Chính quyền tỉnh Quảng Đông đã Trung Quốc đã tự nhào nặn ra cái bản đồ chữ U hay còn gọi là đường 9 đoạn, đường “lưỡi bò” bao gồm 9 nét đứt bao trọn gần như toàn bộ biển Đông năm 1947, sau này Bắc Kinh cứ vin vào đó và cố sức hợp pháp hóa tấm bản đồ phi lý và phi pháp ấy.

Với việc đại sứ quán Tây Ban Nha tại Philippines tổ chức triển lãm công bố 134 tấm bản đồ quý, trong đó có nhiều tấm bản đồ cổ mô tả biển Đông và những quần đảo, hòn đảo, bãi đá, bãi cạn, đảo chìm có thể lại là một bất lợi đối với Trung Quốc vì nó minh chứng cho điều ngược lại cái Bắc Kinh đang cố chứng minh.

Việc kêu gọi các nước công bố các tư liệu, đặc biệt là bản đồ, sách báo về khu vực biển Đông – quần đảo Trường Sa từ các nước phương Tây mà họ thu thập và lưu trữ được hoặc do các thế hệ cha ông họ vẽ lại trong quá trình đi biển, giao lưu khám phá các quốc gia châu Á trên tuyến hàng hải huyết mạch biển Đông có ý nghĩa hết sức quan trọng.

Những bằng chứng tương tự như vậy sẽ góp phần rất lớn vào việc bác bỏ những luận điệu, căn cứ lịch sử phi lý và phi pháp do Trung Quốc tự dựng lên để thực hiện chiến lược độc chiếm biển Đông khi Bắc Kinh không có và không còn cách nào khác để chứng minh đòi hỏi ngang ngược ấy.

* Trích dẫn, đăng tải lại toàn bộ hoặc một phần thông tin từ bài viết này phải chịu trách nhiệm và ghi rõ "theo báo Giáo Dục Việt Nam" hoặc "theoGiaoduc.net.vn" Box thảo luận ở phía dưới là diễn đàn để độc giả gửi comment, đánh giá, nhìn nhận và chia sẻ ý kiến. Báo Giáo Dục Việt Nam luôn đón nhận các ý kiến khách quan, có tính chất xây dựng, tôn trọng pháp luật, thuần phong mỹ tục... của tất cả bạn đọc gửi về. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu để quá trình biên tập và đăng tải được thuận tiện. Chân thành cảm ơn độc giả!
Hồng Thủy