Tiêu hủy vũ khí hóa học Syria, nhiệm vụ gần như bất khả thi

11/09/2013 16:50
Nguyễn Hường (nguồn Tạp chí Chính sách)
(GDVN) - "Nó không phải là cái mà bạn có thể làm qua một đêm, nó không dễ dàng và không hề rẻ", ông nói thêm.
Đề nghị đưa vũ khí hóa học của Syria nằm dưới sự kiểm soát quốc tế và được chính phủ Damascus chấp thuận đã nhanh chóng nhận được những phản ứng tích cực từ cộng đồng quốc tế.
Nó cũng nhận được sự ủng hộ của Tổng thư ký LHQ Ban Ki-moon và số lượng ngày càng tăng của các quốc gia có ảnh hưởng như Mỹ, Pháp và Anh - những người đi đầu trong việc kêu gọi khởi động tấn công quân sự chống lại Syria.

Chỉ một vài trong số hàng chục cơ sở sản xuất và kho vũ khí hóa học của chính quyền Syria được công khai.
Chỉ một vài trong số hàng chục cơ sở sản xuất và kho vũ khí hóa học của chính quyền Syria được công khai.

Tuy nhiên, theo các chuyên gia hóa học, kế hoạch này gần như không thể thực hiện được và chỉ ra một loạt thách thức từ nó. Thứ nhất, việc kiểm soát các cơ sở vũ khí hóa học của chính quyền Assad giữa cảnh nội chiến ác liệt là một việc cực kỳ khó khăn.
Thứ hai, chàng chục cơ sở tiêu hủy các loại vũ khí này cần phải được xây dựng hoặc đưa từ Mỹ tới. Để hoàn thành được các việc này có khả năng phải mất tới 10 năm hoặc hơn. 
Thứ ba, các vũ khí hóa học cần phải được kiểm soát và xử lý bởi  các nhân viên quân sự được đào tào đặc biệt hoặc các nhà thầu có liên quan. 
"Điều này không đơn giản như đốt lá trong sân sau của bạn", ông Mike Kuhlman, trưởng nhóm nghiên cứu cho an ninh quốc gia tại Battelle, người từng tham gia xử lý vũ khí hóa học tại một số cơ sở của Mỹ cho biết. "Nó không phải là cái mà bạn có thể làm qua một đêm, nó không dễ dàng và không hề rẻ", ông nói thêm.
Có cả một thập kỷ dài kinh nghiệm tiêu hủy kho vũ khí hóa học của chính nước Mỹ để minh họa cho con đường khó khăn và lâu dài phía trước nếu Washington và Damascus đạt được thỏa thuận. Tổ chức quân đội chịu trách nhiệm tiêu hủy lượng lớn vũ khí hóa học của Mỹ cho biết, nước này sẽ còn phải mất thêm hai năm và thêm chi phí 2 tỷ đô la nữa so với những kế hoạch ban đầu. 

Tiêu hủy lượng lớn vũ khí hóa học của Syria là công việc đòi hỏi nhiều thời gian, công sức và tiền bạc.
Tiêu hủy lượng lớn vũ khí hóa học của Syria là công việc đòi hỏi nhiều thời gian, công sức và tiền bạc.
Như vậy, nỗ lực giảm bớt kho vũ khí hóa học của Mỹ theo cam kết quốc tế được tiến hành trong những năm 1990 sẽ tiếp tục kéo dài đến khoảng 2023 với tổng chi phí khoảng 35 tỷ USD.
Công bằng mà nói, quy mô kho vũ khí hủy diệt hàng loạt của Mỹ lớn hơn nhiều so với Syria. Ở thời kỳ đỉnh cao, Mỹ sở hữu 30.000 tấn khí mù tạt, VX, sarin. Assad cũng có những vũ khí tương tự, nhưng với quy mô nhỏ hơn đáng kể. Mặt khác, các loại vũ khí hóa học của Mỹ chỉ được lưu trữ trong vài địa điểm, nhưng Assad có hàng chục nơi như thế vào nhiều trong số chúng có thể di chuyển.
Gwyn Winfield, Biên tập viên của CBRNE World, một tạp chí chuyên về vũ khí sinh và hóa học, cho biết sự thành công trong đề nghị của Nga "phụ thuộc vào việc Assad đưa ra tuyên bố trung thực như thế nào về nơi cất giấu vũ khí của mình" vì có thể ông chỉ công khai các địa điểm mà đã được biết tới. Trong khi đó, Assad có động lực khá rõ ràng để giữ cho mình càng nhiều kho dự trữ vũ khí hóa học càng tốt.
Một chuyên gia cao cấp cao về vũ khí hóa học của Bộ Quốc phòng Mỹ lại nêu ra một mối quan tâm khác rằng việc giữ các kho vũ khí hóa học này được an toàn trong thời gian chờ được xử lý cũng là một thách thức an ninh không hề nhỏ. 
Các quan chức cho biết,  lựa chọn an toàn hơn cả là di chuyển vũ khí hóa học ra khỏi Syria hoàn toàn và xử lý chúng tại một đất nước an toàn hơn. 
Quy trình tiêu hủy vũ khí hóa học

Các chuyên gia dự tính sẽ phải mất tới ít nhất trên 10 năm mới có thể tiêu hủy được các kho vũ khí hóa học của Syria.
Các chuyên gia dự tính sẽ phải mất tới ít nhất trên 10 năm mới có thể tiêu hủy được các kho vũ khí hóa học của Syria.

Việc tìm kiếm và tiếp quản tất cả các kho vũ khí hạt nhân của Assad là việc cần phải thực hiện đầu tiên nhưng cũng là một thử thách lớn.
Sau khi tìm được, họ sẽ phải tách các chất hóa học từ các đầu đạn tên lửa, đạn pháo. Công đoạn này có thể được thực hiện bằng robot hoặc chuyên gia, nhân viên quân sự đặc biệt. Tuy nhiên, nó cũng ẩn chứa đầy nguy hiểm và tốn thời gian. 
Bước tiếp theo là tiêu hủy chúng. Có hai cách: Một là bơm các hóa chất vào lò chuyên dụng và đốt chúng ở khoảng 2.000 độ F trong một hoặc hai giây. Thứ hai là xử lý bằng cách hóa chất khác. Ví dụ như chất độc thần kinh sarin có thể được vô hiệu hóa bằng cách thêm atri hydroxit lỏng, trong khi khí mù tạt có thể trở nên an toàn với nước kiềm.
Kuhlman và các chuyên gia khác nói rằng dù chọn cách nào thì cũng cần phải tiến hành ngay tại nơi cất giấu chúng vì sẽ không an toàn khi di chuyển chúng đến điểm thu gom tập trung ở Syria trong khi cuộc chiến đang hoành hành.

Điều đó đồng nghĩa với việc hoặc phải xây dựng một cơ sở xử lý thường trực mới tại mỗi cơ sở vũ khí hóa học của Syria, hoặc điều đơn vị xử lý di động mới từ Mỹ tới. Tuy nhiên, có một khó khăn là các hệ thống xử lý di động này có thể không đủ khả năng để đối phó với số lượng lớn vũ khí của Assad.
Nguyễn Hường (nguồn Tạp chí Chính sách)