Trung Quốc đánh bẫy chiến lược quân sự Mỹ thông qua kênh đào Nicaragua

02/11/2013 07:26
Theo Tiếng nói nước Nga
Kênh đào Nicaragua sẽ trở thành đối thủ cạnh tranh của kênh đào Panama. Chính vì thế dự án ở Nicaragua mang theo nhiều rủi ro chính trị - Mỹ không dễ dàng chịu để mất quyền kiểm soát khu vực. Trong khi đó, theo các chuyên gia, kênh đào mới có khả năng đáp ứng 5% giao thông hàng hải toàn cầu và vì thế thu hút công ty Hồng Kông sẵn sàng trở thành nhà đầu tư chính.
Đặt kênh đào từ Đại Tây Dương đến Thái Bình Dương thông qua lãnh thổ Nicaragua, Trung Quốc đang thách thức Mỹ ở Mỹ Latinh. Con trai Tổng thống Nicaragua Daniel Ortega đã thảo luận triển vọng của dự án tại Hồng Kông và Trung Quốc Đại lục. Kênh đào mới được xem như phương án thay thế cho kênh đào Panama - sản phẩm của Hoa Kỳ.
Triển vọng kênh đào Nicaragua thực sự hấp dẫn về mặt kinh tế cũng như chính trị đối với một quốc gia nghèo nhất châu Mỹ Latinh.
Triển vọng kênh đào Nicaragua thực sự hấp dẫn về mặt kinh tế cũng như chính trị đối với một quốc gia nghèo nhất châu Mỹ Latinh.
Lần đầu tiên trong 23 năm qua, một phái đoàn Nicaragua đã đến thăm Trung Quốc. Chuyến thăm không mang tính chất chính thức và ít được quảng bá. Trên thực tế, hai quốc gia này đã cắt đứt quan hệ ngoại giao và Managua duy trì liên lạc chính thức với Đài Bắc, điều Bắc Kinh vốn khó thể chấp nhận. Tuy nhiên, phái đoàn Nicaragua đã có mặt ở Bắc Kinh, Vũ Hán, Từ Châu và Hồng Kông theo lời mời từ công ty Hồng Kông HK Nicaragua Canal Development Investment. Đây là đối tác nắm giữ hợp đồng nhượng quyền 50 năm xây dựng và vận hành kênh đào.
Người đứng đầu công ty - tỷ phú Vương Tĩnh 41 tuổi đã nhấn mạnh rằng, dự án này hoàn toàn "mang tính thương mại", cũng như không nhận sự hỗ trợ từ chính phủ. Trong khi đó, các chuyên gia của Tổng công ty Nhà nước Trung Quốc China Railway đã được mời tham gia soạn nghiên cứu khả thi cho kênh đào Nicaragua.
Vốn được thảo luận từ giữa thế kỷ trước, đến nay ý tưởng xây dựng kênh đào mới vẫn không mất đi tính bấp bách, - ông Boris Martynov, Phó Giám đốc Học viện Mỹ Latinh (Viện hàn lâm Khoa học Nga) nêu nhận định:

Vương Tĩnh.
Vương Tĩnh.

“Kênh đào Panama không đáp ứng nổi nhu cầu vận tải trước xu thế chuyển hướng trung tâm phát triển kinh tế tới khu vực châu Á-Thái Bình Dương. Khả năng hoạt động có được tăng lên gấp đôi thì điều đó cũng không giúp ích được nhiều. Kênh đào Panama xây dựng vào năm 1904. Mục đích duy nhất khi ấy không phải phục vụ hoạt động thương mại giờ đây mang quy mô toàn cầu, mà đáp ứng nhu cầu qua lại nhanh chóng của tàu hải quân Hoa Kỳ giữa Đại Tây Dương và Thái Bình Dương. Một mưu đồ chiến lược quân sự của Mỹ.”
Kênh đào Nicaragua sẽ trở thành đối thủ cạnh tranh của kênh đào Panama. Chính vì thế dự án ở Nicaragua mang theo nhiều rủi ro chính trị - Mỹ không dễ dàng chịu để mất quyền kiểm soát khu vực. Trong khi đó, theo các chuyên gia, kênh đào mới có khả năng đáp ứng 5% giao thông hàng hải toàn cầu và vì thế thu hút công ty Hồng Kông sẵn sàng trở thành nhà đầu tư chính.
Tổng trị giá xây dựng 286 cây số kênh đào được ước tính khoảng 40 tỷ USD. Tuy nhiên, theo ông Boris Martynov, con số này cũng chưa thật chính xác:
“Dường như ở đây có thể sẽ nổi lên một bong bóng không nhỏ. Tính toán cho thấy việc sử dụng hồ Nicaragua, nằm giữa Đại Tây Dương và Thái Bình Dương, không mang lại nhiều lợi ích, bởi lòng hồ nông cạn và cần đào vét sâu hơn. Một vấn đề khác là tình hình sinh thái của hồ. Việc nối hồ nước với đại dương thông qua kênh đào sẽ ảnh hưởng tới toàn bộ hệ động thực vật ở đây. Ví dụ, hồ Nicaragua là nơi sinh sống duy nhất của cá mập nước ngọt. Nguy cơ dẫn tới những hậu quả không thể đảo ngược.”
Tổng thống Nicaragua là người nhiệt thành ủng hộ dự án. Ông đã nhanh chóng nhận được sự hỗ trợ của Quốc hội. Phe đối lập trong nước tỏ ra bất bình với quyết định vội vàng này. Nhưng triển vọng kênh đào Nicaragua thực sự hấp dẫn về mặt kinh tế cũng như chính trị đối với một quốc gia nghèo nhất châu Mỹ Latinh.
Trong mười năm đầu, công ty Hồng Kông HK Nicaragua Development Investment sẽ thanh toán cho chính phủ nước này 10 triệu đô la mỗi năm. Sau đó, các tính toán dựa trên phần trăm thu nhập lãi. Sau 50 năm, kênh đào cùng toàn bộ các cơ sở hạ tầng sẽ được giao lại cho chính phủ Nicaragua. Rõ ràng, Trung Quốc “đặt bẫy” dưới kênh đào Panama của Mỹ không phải để sau nửa thế kỷ, nhượng lại cho ai đó quyền kiểm soát.
Theo Tiếng nói nước Nga