"Trung Quốc sử dụng Iran như một con tốt, sẵn sàng giao dịch với Mỹ"

20/10/2013 07:20
Hồng Thủy
(GDVN) - Nhưng đằng sau chiếc mặt nạ thân thiện của mối quan hệ Trung Quốc - Iran, Tehran từ lâu đã coi Bắc Kinh như một con dao hai lưỡi. Trung Quốc đã sử dụng Iran như một con tốt và nguồn gốc của đòn bẩy trong giao dịch của Bắc Kinh với Washington và luôn luôn sẵn sàng bán nó với giá hợp lý, Zachary Kech nhận xét.
Tổng thống Iran Hassan Rouhani và Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình
Tổng thống Iran Hassan Rouhani và Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình
Zachary Kech, Phó tổng biên tập tạp chí The Diplomat ngày 17/10 có bài phân tích, một sự hiện diện ngày càng mở rộng của Trung Quốc tại Trung Đông có thể gây ra mối đe dọa lâu dài lớn nhất đối với Iran.
Ngay cả khi Mỹ xem chương trình hạt nhân của Iran là mối đe dọa trực tiếp nhất của Washington, giới hoạch định chính sách đối ngoại Hoa Kỳ vẫn nổi lên một sự đồng thuận rằng sự trỗi dậy của Trung Quốc mới đặt ra những thác thức chiến lược rất lớn và lâu dài cho đất nước này, nhưng có rất ít dấu hiệu cho thấy một sự đồng thuận tương tự trong giới tinh hoa của Iran, nhưng nó sẽ xảy ra. Iran đã bị ám ảnh bởi Mỹ và các đồng minh phương Tây trong thập kỷ qua, trong khi Trung Quốc âm thầm thiết lập một sự hiện diện ngày càng tăng trên tất cả các nước giáp biên với Iran, không quốc gia nào trong khu vực này mà cả Iran và Trung Quốc có lợi ích hoàn toàn phù hợp, trong một số trường hợp đặc biệt ở Trung Đông còn có mâu thuẫn. Iran nên tránh một cuộc xung đột với Mỹ trong vài năm tới, và nó có khả năng sẽ thấy Trung Quốc là mối đe dọa đáng sợ nhất của mình trong tương lai. Một số người có thể xem khả năng đụng độ giữa Iran với Trung Quốc là cường điệu, phi thực tế. Điều này không có gì ngạc nhiên bởi trong chiến tranh Iran - Iraq những năm 1980, Bắc Kinh là một trong những nước hậu thuẫn và cung cấp hỗ trợ vật chất lớn cho Iran. Điều này vẫn tiếp tục trong hầu hết những năm 1990 khi Trung Quốc giúp đỡ Iran về cả quân sự lẫn hạt nhân.
Bắc Kinh từng hậu thuẫn và hỗ trợ vũ khí, công nghệ hạt nhân cho Iran.
Bắc Kinh từng hậu thuẫn và hỗ trợ vũ khí, công nghệ hạt nhân cho Iran.
Gần đây cơn khát năng lượng của Trung Quóc đã dẫn đến sự phát triển nhanh chóng quan hệ kinh tế, thương mại song phương và tổng kim ngạch thương mại 2 chiều tăng từ 12 tỉ USD năm 1997 lên 28 tỉ USD năm 2009, kể từ đó Bắc Kinh trở thành đối tác thương mại lớn nhất của Iran. Trong khi các công ty năng lượng phương Tây bị đánh bật khỏi Iran vì lệnh cấm vận thì các doanh nghiệp Trung Quốc đã nhanh chân lấp vào khoảng trống và thương mại song phương đạt 45 tỉ USD những năm gần đây. Nhưng đằng sau chiếc mặt nạ thân thiện của mối quan hệ Trung Quốc - Iran, Tehran từ lâu đã coi Bắc Kinh như một con dao hai lưỡi. Trung Quốc đã sử dụng Iran như một con tốt và nguồn gốc của đòn bẩy trong giao dịch của Bắc Kinh với Washington và luôn luôn sẵn sàng bán nó với giá hợp lý, Zachary Kech nhận xét. Sau nhiều năm chịu áp lực của Mỹ, Trung Quốc đã đồng ngăn chặn hỗ trợ chương trình hạt nhân cho Iran vào năm 1997 cũng như hoạt động bán một số vũ khí cho Tehran để giảm căng thẳng với Washington, bao gồm quyết định hủy một hợp đồng cung cấp tên lửa và công nghệ hạt nhân trị giá 4 tỉ USD. Gần đây sự nhượng bộ của Mỹ trong các lĩnh vực khác đã khiến Trung Quốc hỗ trợ nghị quyết của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc về chương trình hạt nhân của Iran trong khi vẫn nỗ lực để bảo vệ những lợi ích riêng của mình tại Iran.
Zachary Kech.
Zachary Kech.
Quan hệ kinh tế Trung Quốc -  Iran cũng cho thấy nguồn gốc của sự căng thẳng. Mặc dù các công ty dầu mỏ Trung Quốc đã ký kết nhiều hợp đồng hàng tỉ USD để phát triển ngành công nghiệp năng lượng Iran, Tehran đã chấm dứt sau rất nhiều lần Bắc Kinh trì hoãn. Một báo cáo của Hội đồng Đại Tây Dương năm 2011 cho thấy trong số 40 tỉ USD Trung Quốc công bố đầu tư vào giao dịch năng lượng tại Iran, chỉ có ít hơn 3 tỉ USD thực sự được giải ngân. Ngoài ra thị trường Iran đang bị tràn ngập hàng hóa giá rẻ Trung Quốc trong những năm gần đây và tiếp tục tàn phá ngành công nghiệp trong nước của Iran. Điều này đã khiến người dân Iran ngày càng tức giận và buộc chính phủ Tehran phải có biện pháp giảm nhập khẩu hàng hóa không thiết yếu từ Trung Quốc.

Hồng Thủy