Trung Quốc tăng chi tiêu quân sự buộc láng giềng củng cố quốc phòng

17/03/2013 07:43
Nguyễn Hường (nguồn RT)
(GDVN) - Sự tăng cường sức mạnh quân sự của Trung Quốc trong bối cảnh có tranh chấp lãnh thổ với các nước láng giềng có thể kéo theo hệ quả là các quốc gia khác trong khu vực cũng tăng cường sức mạnh cho kho vũ khí của mình.

Các quốc gia châu Á đang chạy đua để củng cố sức mạnh quân sự trong bối cảnh gia tăng căng thẳng trong khu vực. Mặc dù ngân sách quốc phòng của các quốc gia này vẫn còn kém xa so với Mỹ, nhưng việc thiếu cơ chế phòng ngừa xung đột có thể gây ra các cuộc đụng độ quân sự ngoài ý muốn. 
Trung Quốc đã khơi mào cho cuộc chạy đua vũ trang trong khu vực châu Á?
Trung Quốc đã khơi mào cho cuộc chạy đua vũ trang trong khu vực châu Á?

Quân đội các nước Đông Á dường như không bị ảnh hưởng bởi suy thoái kinh tế toàn cầu mà thậm chí còn đi ngược xu hướng cắt giảm chi tiêu quốc phòng trên toàn thế giới. Trong năm 2012, lần đầu tiên châu Á đã vượt qua các thành viên châu Âu của NATO về chi tiêu quân sự - RT dẫn một báo cáo của Anh dựa trên số liệu của Viện Nghiên cứu Chiến lược Quốc tế (IISS) cho biết.
Tuy nhiên, đó là kết quả của chính sách thắt lưng buộc bụng của châu Âu khắt khe hơn châu Á. Năm ngoái, các thành viên châu Âu của NATO do Mỹ dẫn đầu đã phân bổ khoảng 11% ngân sách cho quốc phòng, ít hơn mức chi so với năm 2006. Các chương trình cắt giảm tương tự cũng được tiến hành trong NATO. Mặc dù ngân sách mỏng nhưng quân đội Mỹ vẫn dành ngân sách quốc phòng nhiều hơn ngân sách của 14 quốc gia hàng đầu khác hợp lại hay chiếm hơn 45% tổng chi tiêu ngân sách quốc phòng toàn cầu.
Còn các nước châu Á đã dành nhiều hơn khoảng 5% ngân sách cho quốc phòng trong năm 2013 so với năm ngoái. Dẫn đầu là Trung Quốc với mức chi 10,7%, Bắc Kinh chi tiêu quân sự nhiều hơn cả Hàn Quốc, Nhật Bản và Đài Loan công lại. Nếu các khoản chi tiêu mà nhiều người tin rằng chúng không được đề cập tới trong số liệu thống kê chính thức được công khai, Trung Quốc có thể cạnh tranh với Mỹ về lĩnh vực này trong thập kỷ tới - IISS dự báo.

Bắc Kinh chi tiêu quân sự nhiều hơn cả Hàn Quốc, Tokyo và Đài Loan công lại.
Bắc Kinh chi tiêu quân sự nhiều hơn cả Hàn Quốc, Tokyo và Đài Loan công lại. 

Trong những năm qua, Bắc Kinh đã công bố nhiều thành tựu quân sự, bao gồm cả việc vận hành tàu sân bay đầu tiên. Quân đội Trung Quốc dường như đang tập trung vào việc tăng cường sức mạnh Hải quân thông qua việc sớm hoàn thành chế tạo một tàu khu trục, tàu hộ tống và trực thăng tuần tra trên biển mới.
Sự tăng cường sức mạnh quân sự của Trung Quốc trong bối cảnh có tranh chấp lãnh thổ với các nước láng giềng có thể kéo theo hệ quả là các quốc gia khác trong khu vực cũng tăng cường sức mạnh cho kho vũ khí của mình, điều họ chưa từng làm trước đó, như triển khai tên lửa chống tàu, trang bị tàu ngầm mới, chiến đấu cơ tiên tiến và tên lửa hành trình.
Nhóm think-tank cảnh báo rằng châu Á đang ẩn chứa các xung đột còn chưa thể giải quyết xong như tranh chấp lãnh hải ở Biển Đông, căng thẳng giữa Ấn Độ và Pakistan, bế tắc trong mối quan hệ Triều Tiên và Hàn Quốc.

Sự tăng cường sức mạnh quân sự của Trung Quốc khiến các quốc gia láng giềng có tranh chấp cũng buộc phải củng cố quốc phòng.
Sự tăng cường sức mạnh quân sự của Trung Quốc khiến các quốc gia láng giềng có tranh chấp cũng buộc phải củng cố quốc phòng.

Trong khu vực "thiếu cơ chế có thể xoa dịu các cuộc khủng hoảng" và "không có các mối quan hệ quân sự tiềm năng", sự tích tụ này mang một nguy cơ hữu hình bùng phát xung đột và leo thang bất ngờ - IISS cho biết.
Việc Mỹ chuyển trọng tâm chiến lược tới châu Á cũng có thể kích thích sự tăng chi tiêu quân sự trong khu vực này - IISS nói. Hiện vẫn không rõ ràng rằng NATO, đối tác ở châu Âu của Washington, có đủ sức theo đuổi kế hoạch này hay không. 

Chi tiêu quốc phòng năm 2013 của một số quốc gia.
Chi tiêu quốc phòng năm 2013 của một số quốc gia.

NATO đang đấu tranh với sự biến đổi cấu trúc để trở thành một lực lượng quân sự nhỏ hơn nhưng nhiều khả năng hơn với các thành viên khác nhau sẽ chuyên về một lĩnh vực khác nhau. Tuy nhiên, sáng kiến "thông minh" này được cho là vẫn còn mang nhiều hạn chế về chủ quyền và nhiệm vụ của các quốc gia thành viên.
Đồng thời, cũng có những khiếm khuyết rất rõ trong khả năng quân sự của châu Âu đã được chứng minh trong chiến dịch ném bom ở Libya năm 2011 và gần đây là sự can thiệp quân sự tại Mali, trong đó Mỹ đóng vai trò rất hạn chế. Các thành viên châu Âu của NATO đã tỏ ra kém hiệu quả khi thực hiện hoạt động tiếp nhiên liệu trên không, vận tải hàng không, trinh sát và buộc phải nhờ tới sự hỗ trợ của Mỹ.

Nguyễn Hường (nguồn RT)