Trung Quốc trở thành nước xuất khẩu chính UAV vũ trang

20/01/2016 10:23
Đông Bình
(GDVN) - Trung Quốc có những đột phá mới về khách hàng và sản phẩm, Trung Quốc đang dùng UAV để kiếm tiền và thúc đẩy phổ biến UAV vũ trang trên thế giới.

World Politics Review ngày 18/1 nhận định, ngành công nghiệp quân sự Trung Quốc hoàn toàn không tạo ra mối đe dọa nghiêm trọng đối với xuất khẩu vũ khí của Mỹ, ít nhất là về số lượng.

Máy bay vũ trang không người lái Dực Long, Trung Quốc
Máy bay vũ trang không người lái Dực Long, Trung Quốc

Căn cứ vào số liệu của Viện Nghiên cứu Hòa bình quốc tế Stockholm, từ năm 2010 đến 2014, Trung Quốc chiếm 5% thị phần vũ khí toàn cầu. Mặc dù con số này đủ để làm cho Trung quốc trở thành nước đứng thứ ba thế giới về xuất khẩu vũ khí, nhưng vẫn kém xa Mỹ và Nga. Hai nước Mỹ, Nga lần lượt chiếm 31% và 27% thị phần xuất khẩu vũ khí thế giới.

Mặc dù vậy, bất kể về khách hàng mới hay sản phẩm mới, Trung Quốc đang có những đột phá mới trên một số phương diện của thị trường xuất khẩu vũ khí thế giới. Trung Quốc bán tàu hộ vệ cho Algeria, bán máy bay huấn luyện cho Bolivia và Venezuela, bán tên lửa chống hạm cho Indonesia.

Nhưng điều gây lo ngại hơn là, Trung Quốc bất ngờ trở thành nước xuất khẩu chính máy bay vũ trang không người lái và xu thế này còn tiếp tục gia tăng trong tương lai.

Hơn nữa, sức chiến đấu của máy bay không người lái rất mạnh và ngày càng trở thành vũ khí không thể thiếu trên chiến trường. Việc phổ biến máy bay vũ trang không người lái ngày càng gây lo ngại.

Máy bay không người lái Thái Hồng-5 Trung Quốc có thể tiến hành trinh sát và tấn công
Máy bay không người lái Thái Hồng-5 Trung Quốc có thể tiến hành trinh sát và tấn công

Trừ Mỹ và Trung Quốc, hiện nay chỉ có số ít quốc gia sản xuất được máy bay vũ trang không người lái chuyên dụng. Ngoài ra, tính cả Mỹ, Israel và Pakistan, Trung Quốc là một trong những nước đưa máy bay không người lái vào chiến đấu thực tế. 

Đến nay, Trung Quốc có 2 loại máy bay không người lái xuất khẩu, đó là máy bay không người lái Thái Hồng (CH) và Dực Long (YL). Hai loại máy bay không người lái này rất giống với máy bay không người lái MQ-1B Predator và MQ-9 Reaper của Mỹ.

Máy bay không người lái Dực Long do Công ty TNHH Công nghiệp máy bay Thành Đô thiết kế, chế tạo, thể tích tương đương với máy bay không người lái Predator: dài khoảng 29 thước Anh, sải cánh 45 thước Anh.

Tuy nhiên, tải trọng có hiệu quả của máy bay không người lái Dực Long nhỏ hơn nhiều. Nhưng giá chế tạo mỗi chiếc máy bay không người lái Dực Long khoảng 1 triệu USD, chỉ bằng 1/4 máy bay không người lái Predator. Máy bay không người lái Dực Long đã được bán cho Ai Cập, UAE và Saudi Arabia.

Máy bay không người lái CH-5 Trung Quốc
Máy bay không người lái CH-5 Trung Quốc

Máy bay không người lái Thái Hồng do Tập đoàn Khoa học công nghệ hàng không vũ trụ Trung Quốc nghiên cứu phát triển. Nó là một loại vũ khí gây lo ngại hơn so với máy bay không người lái Dực Long.

Máy bay không người lái Thái Hồng-4 phần nào là sản phẩm sao chép của máy bay không người lái MQ-9 Reaper, tính năng vượt xa máy bay không người lái Thái Hồng-3. Tải trọng hiệu quả của máy bay không người lái Thái Hồng tương đối nhỏ.

Điều quan trọng hơn là Thái Hồng-5 có thể tích lớn hơn, sắp đưa ra thị trường. Thái Hồng-5 sải cánh 66 thước Anh, trọng lượng cất cánh khoảng 3 tấn, tải trọng hiệu quả gấp hơn 2,5 lần so với các phiên bản trước.

Ngoài ra có tin Trung Quốc đang nghiên cứu chế tạo một loại máy bay không người lái tàng hình có tên là Lợi Kiếm (LJ). Mặc dù vẫn là máy bay thử nghiệm, nhưng máy bay không người lái Lợi Kiếm đã bay thử lần đầu tiên vào năm 2013 và có thể trở thành máy bay chiến đấu không người lái tàng hình đầu tiên của Trung Quốc.

Máy bay không người lái CH-5 Trung Quốc
Máy bay không người lái CH-5 Trung Quốc
Đông Bình