Béo phì đang “lấn át” các bệnh học đường khác

23/07/2012 13:27
Theo Dân trí
Có trường hợp trẻ mới 7 - 8 tuổi đã nặng gần 100kg, bị tiểu đường, cao huyết áp. Béo phì đang “át” các bệnh học đường khác, nguyên nhân chủ yếu do mất cân bằng giữa chế độ dinh dưỡng và vận động.
Có trường hợp trẻ mới 7 - 8 tuổi đã nặng gần 100kg, bị tiểu đường, cao huyết áp. Béo phì đang “át” các bệnh học đường khác, nguyên nhân chủ yếu do mất cân bằng giữa chế độ dinh dưỡng và vận động.“Nở rộ” trẻ béo phì Đến các trường mầm non, tiểu học, đặc biệt ở các trường trung tâm giữa TPHCM không khó để thấy hình ảnh các em học sinh “ục ịch” vào lớp. Để di chuyển được cơ thể như “su mô” của mình từ cổng trường vào lớp là cả vấn đề với không ít em.
Bữa ăn của trẻ tràn ngập chất béo (Ảnh: Hoài Nam).
Bữa ăn của trẻ tràn ngập chất béo (Ảnh: Hoài Nam).
Tại hầu hết các trường học ở thành phố, tỷ lệ trẻ béo phì không ngừng tăng, việc giảm tỷ lệ thừa cân béo phì là thách thức của nhiều nơi. Do hiện nay, điều kiện kinh tế ngày càng được cải thiện, trẻ được gia đình cung cấp dinh dưỡng không chỉ đầy đủ mà còn trở nên dư thừa.

Trong khi hầu hết các trường chưa có điều kiện thực hiện chế độ ăn uống riêng dành cho trẻ thừa cân, béo phì. Sân chơi để trẻ vận động còn nhiều hạn chế. Chưa kể đến việc chính giáo viên cũng thiếu kiến thức về phòng chống béo phì cho trẻ, có tâm lý thích trẻ ngoan ngoãn, ngồi chơi một chỗ.

Theo điều tra của TT Dinh dưỡng TPHCM, tỷ lệ béo phì ở trẻ dưới 5 tuổi từ năm 1999 đến ngay không ngừng năng qua các năm. Nếu năm 1999, chỉ khoảng 2,2% trẻ béo phì thì sau 11 năm đã lên gần 11%, tăng hơn 5 lần.

Chính vì thế, tình trạng dinh dưỡng ở trường học, tỉ lệ học trò thừa cân và béo phì đã “vượt mặt” gấp nhiều lần so với trẻ bị suy dinh dưỡng. Khảo sát trong 5 năm qua cho thấy có đến hơn 38% học trò tiểu học ở TPHCM thừa cân, béo phì với 17,1% béo phì, 21% thừa cân. Tỷ lệ này không thay đổi nhiều ở học sinh trung học cơ sở và chỉ giảm nhẹ ở cấp trung học phổ thông. 

Sân chơi cho trẻ vận động ở trường học còn nhiều hạn chế (Ảnh: Hoài Nam).
Sân chơi cho trẻ vận động ở trường học còn nhiều hạn chế (Ảnh: Hoài Nam).

Tại hội thảo “Cân bằng dinh dưỡng cho trẻ” tại trường Quốc tế Việt Úc diễn ra mới đây, BS chuyên khoa 1 Đào Thị Yến Thủy, TT Dinh dưỡng TPHCM cho hay, trung tâm từng tiếp nhận trường hợp trẻ mới 7 - 8 tuổi đã nặng cả 100kg, bị tiểu đường, cao huyết áp. Trẻ trong độ tuổi đó mà nặng 70 - 80kg đến khám thì rất nhiều.

Bà Thủy cảnh báo, tỉ lệ trẻ béo phì đang có xu hướng tăng, tỷ lệ này ở TPHCM còn cao hơn bình quân cả nước. Nguyên nhân, chỉ khoảng 10% trẻ béo phì có nguyên nhân từ một bệnh khác như nội tiết, di truyền, thần kinh, thuốc…Còn lại chủ yếu do mất cân bằng năng lượng, tức năng lượng đưa vào cơ thể nhiều hơn năng lượng tiêu hao trong thời gian dài. Nhất là khi các hoạt động tiêu hao năng lượng lại bị hạn chế do trẻ có thói quen tham gia các hoạt động tĩnh như chơi game, xem ti ti, máy tính, đọc truyện…

Kiểm soát trọng lượng của trẻ

Về tác hại về bệnh béo phì ở trẻ, BS CK2 Đỗ Thị Ngọc Diệp, giám đốc TT Dinh dưỡng TPHCM nhấn mạnh đến nguy cơ mắc bệnh mãn tĩnh không lây khi lớn, tổn thương khớp xương, dễ mắc một số bệnh ung thư. “Đặc biệt các em học sinh béo phì dễ tự ti, có thể dẫn đến bị trầm cảm do bị trêu chọc, kỳ thị ảnh hưởng không tốt đến học tập, sinh hoạt”.

Theo bà Diệp, giải pháp chống béo phì cần kết hợp giữa chế độ dinh dưỡng và vận động. Nên tập cho trẻ ăn nhiều rau, trái cây, hạn chế các loại đồ ngọt, đồ ăn chất béo. Trẻ cần được vận động 60 phút mỗi ngày không chỉ qua các trò chơi vận động, thể dục mà còn bằng cách cho trẻ tham gia giúp việc ở nhà, trường lớp. Người lớn cần theo dõi không để trẻ ngồi xem ti vi, máy tính nhiều hơn 2 giờ/ngày.

Học trò béo phì không chỉ có nguy cơ về sức khỏe mà còn có ảnh hưởng đến tâm lý (Ảnh: Hoài Nam).
Học trò béo phì không chỉ có nguy cơ về sức khỏe mà còn có ảnh hưởng đến tâm lý (Ảnh: Hoài Nam).

BS Đào Thị Yến Thủy cho rằng, cha mẹ cần thay đổi thói quen ăn uống cho trẻ một cách lành mạnh, khoa học. Nên cho trẻ ăn đúng giờ, không bỏ bữa nhất là bữa ăn sáng, hạn chế ăn vào buổi tối. Dạy cho trẻ ăn chậm nhai kỹ, bữa ăn nên kéo dài tối thiểu 20 phút để có cảm giác no.

Nên ăn ngược quy trình như như ăn rau củ, trái cây trước khi ăn thịt cá. Không để trẻ đói nhưng thực đơn cần giảm chất béo thay vào đó tăng phần rau quả, sữa chua, thực phẩm ít đường. Không dự trữ thức ăn như bánh ngọt, socola, nước ngọt… trong tủ lạnh. Thức ăn chế biến nên giảm việc chiên xào nhiều dầu mỡ, chọn phương pháp chế biến ít béo như hấp, luộc…

Bà Thủy nhấn mạnh, phụ huynh phải thật kiên trì trong cuộc chiến chống béo phì cho con vì đây là quá trình lâu dài chứ không phải ngày một ngày hai. Hơn nữa, do hàng ngày trẻ chủ yếu ở trường học nên việc giảm béo phì cho trẻ cần phải kết hợp chặt chẽ với nhà trường. Còn với những trẻ béo phì có biến chứng (hô hấp, di chuyển khó) thì cần đến các cơ sở y tế điều trị, thực hiện giảm cân trong bệnh viện.

CÁC TIN BÀI ĐƯỢC BẠN ĐỌC QUAN TÂM

11 loại thảo dược dễ tìm giúp bạn có hơi thở thơm tho

Những loại cá nước ngọt cực tốt cho sức khỏe (P2)

Phát hoảng với những thân hình "khủng" nhất thế giới do ăn nhiều

Những loại hoa ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe khi cắm trong phòng ngủ

Ăn những thực phẩm này, coi chừng bị "tẩy chay" vì... hôi miệng

Chùm ảnh: Những thực phẩm ngăn ngừa bệnh viêm khớp hiệu quả

Quả bơ và 10 tác dụng cực tốt cho sức khỏe có thể bạn chưa biêt?

Những lợi ích không ngờ của cá chép đối với sức khỏe

Điểm danh các loại củ quả ăn nhiều dễ nhiễm độc

Điểm mặt những món ăn cho quý ông ngại... “yêu”

"Delete" chứng hôi chân với thảo dược quanh ta

Mộc nhĩ đen: thực phẩm ngon - vị thuốc quý cho cả gia đình

Theo Dân trí