9 cách phòng cúm hiệu quả cho trẻ

23/06/2014 12:19
Hồng Anh (Tổng hợp)
(GDVN) - Theo trung tâm kiểm soát dịch bệnh, cách tốt nhất để tránh cúm cho bé (và ngay cả người lớn) là tiêm phòng. Tiêm phòng cúm được dành cho nhiều lứa tuổi.

1. Tiêm phòng cúm

Theo các chuyên gia, tiêm phòng cúm là cách tốt nhất giúp bé phòng tránh cảm cúm. Tuy nhiên, nhiều người cứ lo lắng rằng chính những mũi tiêm đó khiến bé mắc bệnh. Sau khi tiêm xong một số bé bị cúm nhẹ, sốt nhưng những triệu chứng này không kéo dài quá 2 ngày sau khi bé được tiêm vắc-xin. Nếu xảy ra trường hợp trẻ bị cảm cúm ngay sau khi tiêm phòng thì nhiều khả năng trẻ bị virus tấn công trước khi vắc-xin có đủ thời gian sinh ra chất kháng để chống lại virus.

Thông thường, vắc xin phòng cúm sẽ có hoạt động hết công suất vào 2 tuần sau khi tiêm. Vậy nên các bậc cha mẹ nên cho trẻ đi tiêm phòng ít nhấ là 2 tuần trước mùa cúm.
Tham khảo bác sỹ trước khi tiêm để biết được loại vắc xin nào phù hợp với con mình. Cũng có thể tham khảo thêm loại vắc xin dưới dạng thuốc xịt nếu con bạn sợ tiêm.

2. Chú ý vệ sinh cho trẻ

Ngay cả khi trẻ đã được tiêm  phòng đây đủ, trẻ vẫn cần được chú ý vệ sinh sạch sẽ. Rửa tay thường xuyên bằng xà bông trước khi ăn bữa chính và ăn vặt, chơi đùa. Chú ý cách rửa tay cho trẻ để đảm bảo đủ sạch vi khuẩn gây bệnh.

3. Chú ý nơi ở của trẻ

Khử trùng cho ngôi nhà hiện đại, các đồ chơi mà bé đang tiếp xúc.

Thường xuyên vệ sinh sắp xếp lại bếp ăn, các vật dụng trong nhà, lau bàn ghế, các bề mặt thường xuyên được động tới.

Ống nghe điện thoại trẻ thường được tiếp xúc nhiều hơn, nên cũng cần vệ sinh sạch sẽ. Ngoài ra, cánh tủ lạnh, tay cầm lò vi sóng, các vật dụng khác trong nhà cũng cần được khử trùng.

Bên cạnh đó, ống nghe điện thoại-thứ thường được đặt sát miệng bé, tay cầm cánh cửa tủ lạnh, tay cầm cánh cửa lò vi sóng và các vật dụng khác trong nhà cũng cần được khử trùng.

4. Bổ sung vitamin C

Để trẻ có sức đề kháng cao, tránh được bệnh cúm các mẹ hãy thường xuyên bổ sung vitamin C cho trẻ. Vitamin C có nhiều trong rau bắp cải, rau bina, hoặc nước cam buổi sáng ….

5. Cặp nhiệt độ thường xuyên

Để theo dõi liên tục nhiệt độ cơ thể cho con mình. Có thể chọn loại nhiệt kế kẹp vào người hoặc chạy bằng pin để dưới lưỡi sao cho phù hợp với trẻ.

Cuối cùng khi thấy trẻ đột nhiên bị sốt, nghẹt mũi, ho, mệt mỏi, ớn lạnh, đau tai , chán ăn, đau họng, sưng hach … các mẹ nên cảnh giác với dấu hiệu của bệnh cúm. Hãy đưa con mình tới gặp bác sỹ sớm để tránh những nguy hiểm đến với bé yêu của mình bạn nhé.

6. Cho bé tránh xa khói thuốc

Khói thuốc lá có thể làm tăng nguy cơ nhiễm cúm của bé cũng như các bệnh về tim, ung thư.

7. Tránh cho bé tới những đám đông không cần thiết

Một người bị cúm có thể lây bệnh cho bé nhưng phải đến 5 ngày sau, bé mới bắt đầu xuất hiện dấu hiệu cúm. Tránh cho bé tiếp xúc với những người có triệu chứng giống như cúm hoặc ở những nơi đông người không cần thiết.

8. Cho bé ăn nhiều hoa quả và rau xanh

Rau quả rất cần cho bé trong mùa lạnh, cũng như trong mùa cúm. Các vitamin và chất khoáng được tìm thấy trong rau quả giúp tăng miễn dịch, phòng tránh bệnh tật.

9. Cho bé vận động ngoài trời

Đừng nghĩ là ra ngoài sẽ khiến bé bị ốm. Trong thực tế tiếp xúc với không khí trong lành, kết hợp với vận động hợp lý sẽ tăng cường sức khỏe cho bé, chống cúm hiệu quả.

Hồng Anh (Tổng hợp)