Đau xương cụt gây ra nhiều phiền toái cho cuộc sống

21/01/2019 06:00
AN NHIÊN (THEO BOLDSKY)
(GDVN) - Đau xương cụt hay còn gọi là xương đuôi có thể phát triển từ nhẹ tới nặng xảy ra ở phần dưới cùng của cột sống, gây ra nhiều phiền toái.

Xương đuôi giúp ổn định tư thế của bạn khi ngồi, là một điểm gắn kết cho cơ, gân và dây chằng.

Vì vậy, khi bộ phận này chịu những tác động không mong muốn có thể dẫn tới những cơn đau ở nhiều mức độ khác nhau, gây trở ngại lớn cho cuộc sống của mỗi người.

Đau xương đuôi không gây nguy hiểm cho tính mạng nhưng gây ra nhiều phiền toái cho cuộc sống của bạn. (Ảnh: theo boldsky).
Đau xương đuôi không gây nguy hiểm cho tính mạng nhưng gây ra nhiều phiền toái cho cuộc sống của bạn. (Ảnh: theo boldsky).

 Nguyên nhân gây đau xương đuôi

1. Chấn thương

Một trong những nguyên nhân chính gây đau xương sống là do ngã. Khi bạn bị ngã có thể khiến dây chằng bị ảnh hưởng. Nếu ngã mạnh có thể gây ra bầm tím hoặc gãy xương.

Tương tự như vậy, các hoạt động như đạp xe, cưỡi ngựa hoặc bất cứ điều gì liên quan đến vùng hông của bạn có thể làm tăng mức độ chấn thương.

Ngồi trên bề mặt cứng trong một thời gian dài (xe hơi hoặc hành trình bay) cũng có thể khiến bạn bị đau xương đuôi.

2. Sinh con

Sử dụng điện thoại không đúng cách dễ mắc đau cột sống

Các biến chứng trong quá trình sinh nở có thể gây đau xương đuôi.

Thông thường, sinh con dẫn đến rách dây chằng hoặc bầm tím, nhưng cũng có trường hợp nặng hơn dẫn đến gãy xương đuôi.

3. Đau thần kinh

Phần trên của xương đuôi có một loạt các dây thần kinh được gọi là gangpar impar. Bất kỳ loại kích thích nào gây ra bởi các hoạt động quá mức đều có thể gây đau xương đuôi.

Ngoài những nguyên nhân phổ biến đã nói ở trên về đau xương đuôi, còn có một số nguyên nhân hiếm gặp góp phần gây đau xương đuôi.

4. Béo phì

Thừa cân cũng là nguyên nhân dẫn đến đau xương đuôi. Đau xương đuôi không gây tử vong nhưng sẽ gây ra cảm giác khó chịu khi không được điều trị tích cực.

Nó có thể gây cản trở trong các hoạt động hàng ngày của bạn và cách tốt nhất là bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ ngay nếu có biểu hiện bị đau ở bộ phận này.

Kiểm tra xương đuôi

1. Khám sức khỏe

Trong thời gian này, bác sĩ sẽ kiểm tra xương đuôi của bạn xem có bị sưng, bầm tím, phát ban hoặc có dấu hiệu nhiễm trùng (đỏ, ấm hoặc chảy mủ).

Bài thuốc dân gian chữa chứng vẹo cổ hiệu quả

Để kiểm tra xem có bất kỳ sự đau đớn cục bộ nào (dấu hiệu của một gãy xương tiềm năng), bác sĩ sẽ nhấn vào xương đuôi.

Ngoài ra, một bài kiểm tra trực tràng và khám phụ khoa cũng sẽ được thực hiện.

2. Hình ảnh

Để đánh giá mức độ chấn thương xương đuôi, chụp x-quang sẽ được thực hiện ở tư thế đứng và ngồi.

Trong thời gian này, bất kỳ trật khớp, vấn đề căn chỉnh hoặc gãy xương đuôi sẽ được ghi nhận.

3. Xét nghiệm máu

Điều này sẽ được thực hiện để kiểm tra các điều kiện tự miễn hoặc nhiễm trùng.

Ngoài ra, các biện pháp thường được thực hiện để kiểm soát các triệu chứng của tình trạng này bao gồm: vật lý trị liệu, phẫu thuật, thuốc giảm đau theo toa, thuốc tiêm…

AN NHIÊN (THEO BOLDSKY)