Ebola có thể đã tồn tại từ hơn 20 triệu năm trước

28/10/2014 06:30
Thùy Linh
(GDVN) - Vừa qua, các nhà nghiên cứu cho biết virus Ebola có thể đã tồn tại cách đây rất lâu.

Trong khi các nhà khoa học trước đây cho rằng loài virus Filoviridae bắt đầu xuất hiện cách đây khoảng 10.000 năm thì vừa qua, các nhà nghiên cứu tại Đại học Buffalo cho biết đã tìm thấy Ebola thuộc loài virus Filoviridae có thể đã tồn tại hơn 20 triệu năm trước.
 
Derek Taylor - Giáo sư khoa học Sinh học tại Đại học Buffalo và là tác giả chính của nghiên cứu cho biết: “Loài virus Filoviridae đã tồn tại từ rất lâu. Được chứng minh qua sự tương tác của nó với các loài động vật có vú trong một thời gian dài khoảng vài triệu năm”.

Chính điều này làm cơ sở tốt hơn để tìm hiểu về nguồn gốc tiến hóa của Ebola giúp các chuyên gia xác nhận một cách cụ thể về tác nhân gây bệnh “kinh hoàng” trong thời gian vừa qua. 

Ebola- virus gây bệnh khủng khiếp
Ebola- virus gây bệnh khủng khiếp

Các nhà khoa học đã khám phá ra nguồn gốc, lịch sử của chúng khi tiến hành nghiên cứu  hóa thạch gen virus, thông qua vết cắn của động vật khi bị nhiễm trùng. Kết quả nghiên cứu được công bố trên tạp chí Pee J, chỉ ra rằng cả hai virus Ebola và Marburg có tổ tiên chung. 

Đó là  đều thuộc loài virus Filoviridae xuất hiện cách đây từ 16-23 triệu năm trước. Tuy nhiên, theo kết quả di truyền trong các hóa thạch cho biết Ebola và Marburg- hai dòng đã bắt đầu phân kỳ trong Micoene Epoch- thời gian xảy ra cách đây khoảng 23 triệu năm trước.

Các tác giả nghiên cứu cho thấy gen Filovirus giống như gen ở loài gặm nhấm. Điều này cho thấy virus Filo ngày càng có mối quan hệ chặt chẽ với tổ tiên của loài động vật này. 

Taylor cho biết: “Những động vật gặm nhấm có hàng tỷ cặp "base AND" trong gen của chúng. Cho nên tỷ lệ một gen virus chèn lên vị trí tương tự ở các loài khác nhau tại các thời điểm khác nhau là rất nhỏ. Do vậy, có khả năng nó đã chèn vào gen tổ tiên của loài gặm nhấm”.

Taylor cho biết thêm khi tìm hiểu về sự tiến hóa cũng như tương tác giữa virus Ebola và Filovirus, chúng ta có cơ hội tìm hiểu và phân tích ảnh hưởng  giữa virus với sinh vật trong rừng nhiệt đới, côn trùng, động vật có vú và cả con người. 

Kết quả ban đầu của nghiên cứu này đã giúp các nhà khoa học cần phát triển một loại vắc-xin mới để điều trị các loại virus gây chết người này. 

Thùy Linh