Giữ sức khỏe bằng 9 quy tắc vàng "nhiều -ít"

02/09/2012 14:10
Lê Phương (TH)/TTVN
(GDVN) - Phương thức sinh hoạt tốt là nền tảng để cơ thể bạn khỏe mạnh, nó vừa bao gồm cả thói quen ăn uống, lối sống lẫn cảm xúc. Các quy tắc “nhiều-ít” dưới đây có thể giúp bạn biết cách điều chỉnh lối sống cho mình để có một cơ thể khỏe mạnh.
1. Uống nhiều nước, ít rượu: Thường xuyên uống nhiều nước lọc có thể thúc đẩy quá trình trao đổi chất, tăng hàm lượng hemoglobin trong máu, cải thiện chức năng miễn dịch.
1. Uống nhiều nước, ít rượu: Thường xuyên uống nhiều nước lọc có thể thúc đẩy quá trình trao đổi chất, tăng hàm lượng hemoglobin trong máu, cải thiện chức năng miễn dịch.
Những người có thói quen uống nhiều nước sẽ thúc đẩy hoạt động oxy trong cơ, giảm sự tích tụ của axit lactic trong mô cơ, không cảm thấy mệt mỏi. Người cao tuổi uống một cốc nước vào mỗi sáng, lâu dần có tác dụng kéo dài tuổi thọ một cách kỳ diệu.
Những người có thói quen uống nhiều nước sẽ thúc đẩy hoạt động oxy trong cơ, giảm sự tích tụ của axit lactic trong mô cơ, không cảm thấy mệt mỏi. Người cao tuổi uống một cốc nước vào mỗi sáng, lâu dần có tác dụng kéo dài tuổi thọ một cách kỳ diệu.
Uống nhiều rượu có thể gây tổn thương niêm mạc đường tiêu hóa, gây ra viêm loét, chảy máu dạ dày và tổn thương tim gan. Những người uống rượu dễ bị đột quỵ, phụ nữ mang thai uống rượu có thể gây dị tật thai nhi và chậm phát triển.
Uống nhiều rượu có thể gây tổn thương niêm mạc đường tiêu hóa, gây ra viêm loét, chảy máu dạ dày và tổn thương tim gan. Những người uống rượu dễ bị đột quỵ, phụ nữ mang thai uống rượu có thể gây dị tật thai nhi và chậm phát triển.
2. Ăn nhiều hoa quả, ít đường: Ăn quá nhiều đường sẽ làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường. Ăn nhiều hoa quả lại có thể giảm nguy cơ đột quỵ và ngăn ngừa ung thư.
2. Ăn nhiều hoa quả, ít đường: Ăn quá nhiều đường sẽ làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường. Ăn nhiều hoa quả lại có thể giảm nguy cơ đột quỵ và ngăn ngừa ung thư.
Vậy nên đừng quên quy tắc đầu tiên nhé: bổ sung hoa quả nhưng cần tránh hoa quả quá ngọt và nên hạn chế ăn đường.
Vậy nên đừng quên quy tắc đầu tiên nhé: bổ sung hoa quả nhưng cần tránh hoa quả quá ngọt và nên hạn chế ăn đường.
3. Uống nhiều trà, hút ít thuốc: Trà vô cùng có lợi cho cơ thể, có thể giải khát, đánh tan mỏi mệt, làm mát gan, sáng mắt, còn có thể ngừa ung thư, chống lão hóa, kéo dài tuổi thọ.
3. Uống nhiều trà, hút ít thuốc: Trà vô cùng có lợi cho cơ thể, có thể giải khát, đánh tan mỏi mệt, làm mát gan, sáng mắt, còn có thể ngừa ung thư, chống lão hóa, kéo dài tuổi thọ.

Hút thuốc có thể làm cho một loạt các mô và cơ quan có sự thay đổi về sinh lý, khiến lượng oxy trong máu giảm, huyết áp tăng, hệ miễn dịch suy giảm, dẫn tới một loạt bệnh.
Hút thuốc có thể làm cho một loạt các mô và cơ quan có sự thay đổi về sinh lý, khiến lượng oxy trong máu giảm, huyết áp tăng, hệ miễn dịch suy giảm, dẫn tới một loạt bệnh.
4. Ăn nhiều rau, ít thịt: Ăn nhiều thịt sẽ dẫn tới mỡ máu, tăng độ nhớt máu và có thể góp phần gây thừa cân. Rau không chỉ là đồ ăn ngon mà còn có thể làm mềm các mạch máu, tăng tính linh hoạt cho mao mạch, thanh nhiệt giải độc, chống lão hóa.
4. Ăn nhiều rau, ít thịt: Ăn nhiều thịt sẽ dẫn tới mỡ máu, tăng độ nhớt máu và có thể góp phần gây thừa cân. Rau không chỉ là đồ ăn ngon mà còn có thể làm mềm các mạch máu, tăng tính linh hoạt cho mao mạch, thanh nhiệt giải độc, chống lão hóa.
5. Cười nhiều, ít cáu giận: Giận dữ gây hại cho cơ thể, dễ gây ra chứng rối loạn não, suy nghĩ lung tung, tâm trạng xấu, phá vỡ sự cân bằng cơ thể. Tức giận có thể khiến các chất độc tích tụ trong cơ thể, làm giảm tuổi thọ. Vì vậy, thay vì cáu kỉnh, hãy cười nhiều hơn bạn nhé.
5. Cười nhiều, ít cáu giận: Giận dữ gây hại cho cơ thể, dễ gây ra chứng rối loạn não, suy nghĩ lung tung, tâm trạng xấu, phá vỡ sự cân bằng cơ thể. Tức giận có thể khiến các chất độc tích tụ trong cơ thể, làm giảm tuổi thọ. Vì vậy, thay vì cáu kỉnh, hãy cười nhiều hơn bạn nhé.
6. Ngủ nhiều, ít phiền não: Buồn phiền và lo lắng không thể thay đổi bất cứ điều gì, hơn nữa còn ảnh hưởng tới sự cân bằng hệ thống điều tiết cơ thể. Thiếu ngủ sẽ ảnh hưởng tới chức năng miễn dịch, dễ nhiễm bệnh. Ngủ đủ 8h/ngày là thích hợp nhất.
6. Ngủ nhiều, ít phiền não: Buồn phiền và lo lắng không thể thay đổi bất cứ điều gì, hơn nữa còn ảnh hưởng tới sự cân bằng hệ thống điều tiết cơ thể. Thiếu ngủ sẽ ảnh hưởng tới chức năng miễn dịch, dễ nhiễm bệnh. Ngủ đủ 8h/ngày là thích hợp nhất.
7. Tắm nhiều, mặc ít áo: Hạn chế mặc nhiều áo để cơ thể từ từ thích ứng với môi trường, tăng cường chức năng co lại và giãn nở của mao mạch da, cải thiện khả năng ngăn ngừa bệnh tật. Tắm có thể giúp da cảm nhận được sự mát xa thích hợp, lưu thông máu, giảm mỏi mệt, sảng khoái. Tuy nhiên, đừng lạm dụng mà tắm nhiều quá nhé, ngày tắm 1-2 lần là đủ rồi.
7. Tắm nhiều, mặc ít áo: Hạn chế mặc nhiều áo để cơ thể từ từ thích ứng với môi trường, tăng cường chức năng co lại và giãn nở của mao mạch da, cải thiện khả năng ngăn ngừa bệnh tật. Tắm có thể giúp da cảm nhận được sự mát xa thích hợp, lưu thông máu, giảm mỏi mệt, sảng khoái. Tuy nhiên, đừng lạm dụng mà tắm nhiều quá nhé, ngày tắm 1-2 lần là đủ rồi.
8. Thể dục nhiều, uống ít thuốc: Một cơ thể khỏe mạnh trước tiên phải giữ mình khỏe, không nên ỉ lại vào các loại thuốc uống mà phung phí sức khỏe của mình. Điều quan trọng hơn phải tạo cho mình tinh thần lạc quan, vui vẻ.
8. Thể dục nhiều, uống ít thuốc: Một cơ thể khỏe mạnh trước tiên phải giữ mình khỏe, không nên ỉ lại vào các loại thuốc uống mà phung phí sức khỏe của mình. Điều quan trọng hơn phải tạo cho mình tinh thần lạc quan, vui vẻ.
9. Vận động nhiều, ít ngồi một chỗ: Cuộc sống đang chuyển động, vận động giúp điều tiết sự cân bằng cơ thể, tăng cường sức đề kháng. Lười biếng dễ khiến tư duy chậm phát triển, thể chất giảm, dễ mắc các bệnh về tâm lý.
9. Vận động nhiều, ít ngồi một chỗ: Cuộc sống đang chuyển động, vận động giúp điều tiết sự cân bằng cơ thể, tăng cường sức đề kháng. Lười biếng dễ khiến tư duy chậm phát triển, thể chất giảm, dễ mắc các bệnh về tâm lý.
Lê Phương (TH)/TTVN