Nằm ngửa giúp tinh thần yên tĩnh

13/01/2012 15:00
Theo Bee
Nằm là một tư thế tập luyện, tuy nhiên tư thế nằm cần đòi hỏi vững vàng, thoải mái và dễ chịu nhất.
 Người xưa hình dung nằm vững như cây cung nằm ngang, ngồi vững như chuông úp xuống, đứng vững như cây tùng, cây bách.

Dưới đây là một số kỹ thuật nằm:

- Đầu: Gối trên gối cao hay gối thấp tuỳ thói quen, bệnh tật và yêu cầu tập. Ví dụ, người hen nên nằm đầu cao vì dễ thở sâu hơn.
- Tay: Hai tay duỗi xuôi sát người, bàn tay hoặc để tự nhiên bên cạnh người hoặc úp tự nhiên trên hai mấu trước của mào chậu, ngón tay để vào bụng dưới (nên để đệm dưới khuỷu tay cho khỏi đau).
- Chân: Hai chân duỗi thẳng tự nhiên, gót chân sát nhau, bàn chân xoè ra hai bên; Hoặc hai chân bắt chéo lên nhau, bàn chân nọ gác lên bàn chân kia.

Nên nằm nghiêng về bên phải để nội tạng đỡ bị gan đè ép.

T12-chua-benh-ko-dung-thuoc-mau.jpg
Người hen nên nằm đầu cao vì dễ thở sâu hơn.
- Đầu: Gối cao vừa phải cho đỡ mỏi cổ, dùng gối to bản để có chỗ để tay.
- Tay: Bàn tay phải (dưới) để ngửa ở gối, ngang mắt cách mặt một nắm tay, bàn tay trên (trái) úp tự nhiên vào hông trái hoặc đùi, cánh tay để trên người.

- Chân: Chân dưới duỗi tự nhiên (hơi co lại một chút chứ không phải duỗi thẳng), chân trên co lại (gối co lại thành một góc 120o) và để trên chân dưới, không để các mấu xương ép vào nhau.
Tư thế nằm thường dùng cho người yếu, người mới tập khí công và những người bị sa nội tạng.
Nằm có ưu điểm: Người thoải mái dễ chịu, ít mệt mỏi, dễ đạt yêu cầu giãn và yên tĩnh nhưng cũng có nhược điểm là cơ thể bị đè ép, dễ buồn ngủ, váng đầu.

- Ưu điểm tư thế nằm: Dễ làm giãn, không mỏi, thỏa mái.

- Nhược điểm: Dễ buồn ngủ, dễ váng đầu, căng đầu.

Thường dùng cho người yếu hoặc mới tập khí công.

PGS.TS Phạm Thúc Hạnh (Học viện Y Dược học cổ truyền Việt Nam)
Theo Bee