Những người nên nói "không" với nước trà

22/03/2014 08:15
Hồng Anh (Tổng hợp)
(GDVN) - Uống trà là thói quen ưa thích của nhiều người, nhưng cũng có những đối tượng không nên “kết thân” cùng trà vì lợi ích sức khỏe của mình.

1. Trẻ dưới 3 tuổi

Trẻ nhỏ dưới 3 tuổi không nên uống trà dù chỉ là lượng nhỏ vì trong trà có chứa axit tannic khi được đưa vào dạ dày, gặp chất sắt sẽ gây nên phản ứng. Từ đó sẽ sinh ra những chất bất lợi khiến cho lượng sắt trong cơ thể trẻ bị thiếu hụt, thậm chí dẫn đến chứng thiếu máu.

2. Người mắc bệnh thiếu máu do thiếu sắt


Những người mắc bệnh thiếu máu do thiếu sắt nên tránh xa trà vì axit tannic trong trà có thể gây ảnh hưởng đến chức năng trong cơ thể khiến cơ thể không thể hấp thu sắt, khiến bệnh tình sẽ càng trở nên tồi tệ hơn.

Trẻ nhỏ dưới 3 tuổi không nên uống trà.
Trẻ nhỏ dưới 3 tuổi không nên uống trà.
3. Người có tiền sử cao huyết áp và bệnh tim
Đây cũng là đối tượng không nên uống trà vì chất caphein trong trà sẽ là “kẻ tiếp” tay cho những cơn tăng huyết áp, nhịp tim cũng sẽ tăng lên nhanh chóng.

4. Người mắc sỏi thận

Bệnh nhân sỏi thân không dùng trà vì lý do trà sẽ khiến cho những viên sỏi thận gia tăng về số lượng và kích cỡ.

5. Phụ nữ cho con bú

Phụ nữ đang trong thời kỳ cho con bú nếu không muốn mất đi nguồn sữa mẹ quý giá thì không nên dùng trà.

6. Phụ nữ mang thai

Những phụ nữ đang mang thai cần kiêng trà để bảo đảm sự an toàn cho bào thai, loại trừ nguy cơ sinh non, sinh sớm hay sảy thai.

7. Người “yếu” bụng

Đây là những người đang phải đối mặt với những rắc rối liên quan đến đường ruột, dạ dày. Trà sẽ khiến cho chức năng của những cơ quan bộ phận này càng tồi tệ hơn rất nhiều.

8. Người già sức khỏe kém

Người cao tuổi có sức khỏe kém nếu uống trà, nhất là vào buổi tối, sẽ ảnh hưởng đến chất lượng của giấc ngủ.

Thời điểm uống trà cũng khá quan trọng nếu bạn không muốn gánh chịu những tác dụng “phản chủ”. Những “khung giờ vàng” lý tưởng cho việc uống trà có thể kể đến là sau khi ăn mặn uống trà sẽ giúp trung hòa độ mặn món thức ăn bạn vừa thu nạp vào cơ thể, kích thích quá trình bài tiết lượng muối mà cơ thể phải dung nạp ra bên ngoài.

9. Người bị bệnh dạ dày

Chất tannic trong trà kìm hãm dung môi este phosphate có trong dạ dày. Khi hoạt tính của dung môi này bị kìm hãm, tế bào thành dạ dày sẽ tiết ra một lượng acid lớn làm cho bệnh viêm loét dạ dày càng thêm nặng hơn.

10. Bệnh nhân táo bón 

Người bị táo bốn khi uống nước trà sẽ làm chậm hoạt động của nhu động ruột, khiến cho bệnh táo bón ngày càng nặng.

11. Bệnh nhân gan

Những người bị bệnh gan khi uống trà chất caffein và tannic trong nước trà sẽ làm ảnh hưởng đến quá trình trao đổi chất của gan, khiến gan bị suy yếu.

Hồng Anh (Tổng hợp)